Pokémon: Vì sao mọi người lại hay nhầm lẫn Pikachu có đuôi màu đen?

Pikachu có phần đuôi màu đen là chuyện chưa xảy ra, nhưng vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn điều này vì những lý do thú vị.

Pokémon là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, cho tới nay đã có hơn 25 năm tuổi. Rất nhiều người, kể cả khi không chơi game, cũng đã từng một lần xem anime, sưu tập thẻ bài hay những món đồ chơi liên quan tới Pikachu và đồng bọn. Vậy mà, vì một lý do nào đó, những người chơi lâu năm vẫn thỉnh thoảng nhầm rằng: Pikachu có một cái đuôi vàng với phần đen ở sau cùng. 

photo-1677225981111

Khi xem lại ảnh, dĩ nhiên chúng ta sẽ nhận ra luôn - đuôi Pikachu là màu vàng. Vậy mà, vẫn có những người quả quyết rằng đuổi Pikachu từng có màu đen. Thậm chí, có những người chỉnh sửa ảnh lại và cho rằng đây là cái đuôi mà họ từng biết. Vậy, điều gì đã làm ra nhầm lẫn và tranh cãi với chú chuột điện tưởng chừng rất quen thuộc này? 

Vậy Pikachu của Ash trông như thế nào?

photo-1677225989574

Pikachu của Ash thật sự giống hệt với bất kỳ một con Pikachu giống đực nào khác: Đôi mắt đen, tai dài, nhọn với phần màu đen, bên cạnh đó là hình dáng tròn trịa, với cặp má màu đỏ. Nó có hai sọc ngang màu nâu trên lưng và cái đuôi hình tia sét của nó. Có thể nói, Pikachu có rất nhiều điểm giống với loài chuột. Tuy nhiên, thứ khiến mọi người nhầm tưởng là việc tai của nó có sọc đen thì cái đuôi cũng sẽ có sọc đen. 

Quả thực, đúng là có những đặc điểm của Pikachu đã được các họa sĩ thay đổi lại theo thời gian. Chẳng hạn, Pikachu ngày xưa "béo" hơn so với bây giờ. Ngày nay, nó trở nên eo ót hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, cái đuôi cũ của nó cũng to hơn và nhiều phần zíc zắc hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Pikachu có cái đuôi màu đen. 

Pikachu của Ash có bao giờ có cái đuôi đen không?

photo-1677226021337

Quả thực, đuôi Pikachu chưa bao giờ có màu đen cả. Thỉnh thoảng, người xem có thể thấy với bóng trên đuôi của nó và nhầm lẫn với màu đen. Tuy nhiên, chiếc đuôi tia chớp màu vàng với phần gốc màu nâu. 

Dù vậy, đã từng có lúc Pikachu có đuôi đen thật, nhưng là khi nó còn là... Pichu. Lúc chưa tiến hóa, đuôi của chú chuột nhỏ này là màu đen hoàn toàn. Tuy nhiên, Pikachu chưa từng xuất hiện dưới hình dạng Pichu trước đây. Phải cho tới tận phần Pokémon Journey, nghĩa là tới năm 2019, nó mới xuất hiện ở hình dạng này. Điều này cũng không giải thích được vì sao Pikachu cứ nhầm là có chấm đuôi đen từ ngày xưa. 

Thế còn những con Pikachu cosplay có đuôi đen không? 

photo-1677237101825

Những con Pikachu cosplay bắt đầu xuất hiện từ năm 2014, trong 2 phiên bản Pokémon Omega Ruby and Alpha Sapphire. Đội cosplay này là những con Pikachu cái với các bộ trang phục độc đáo và học được cả những kỹ năng mà Pikachu bình thường không học được, chẳng hạn như Icicle Crash và Flying Press. Chúng được thiết kế với mục đích tham gia vào các cuộc thi Contest, thế nên chúng không xuất hiện trong các tựa game khác.

Ngoài trang phục khác biệt, đội Pikachu cosplay này cũng có những chiếc đuôi đặc biệt so với Pikachu thông thường. Đuôi của chúng có hình trái tim với màu đen. Dù vậy, phải tới năm 2014 thì chúng mới xuất hiện thì mọi người cũng không thể nhầm lẫn nhiều như thế được. 

Thế cái suy nghĩ Pikachu có đuôi đen đến từ đâu? 

photo-1677226116671

Việc Pikachu được giả định có đuôi màu đen có lẽ là do hiệu ứng Mandela. Đây là hiệu ứng khiến rất nhiều người nhầm lẫn về một sự kiện tưởng rằng từng xảy ra, nhưng thực ra nó chưa bao giờ tồn tại. Nhiều khả năng, cái đuôi màu đen của Pikachu là hậu quả của hiệu ứng Mandela.

Theo lý thuyết, quan niệm về một điều gì đó sai lầm có thể gây ra từ một người đầu tiên. Ban đầu, có thể một số người không nhớ rằng Pikachu có đuôi như thế nào, nhưng chỉ cần một người xác nhận Pikachu có đuôi đen thì cả nhóm sẽ nhớ rằng Pikachu có đuôi đen và tin rằng đó là sự thật.

Một giả thuyết khác cho vấn đề này có thể là do những món đồ chơi hàng nhái. Rất nhiều món hàng được làm không chuẩn, dẫn đến việc các chi tiết nhỏ được thực hiện sai màu sắc hoặc hình dáng. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra với chú chuột điện Pikachu. 

Giả thuyết còn lại cũng có thể là do việc hình ảnh của Pikachu trong Pokémon Red và Blue. Trong những phiên bản đầu tiên, Pikachu có một chiếc đuôi khá dài. Tuy nhiên, hiển thị hình ảnh trên các máy chơi game thế hệ cũ chưa tốt lắm, thế nên có thể dễ dẫn đến hiểu lầm.