Sống trên đời, sẽ có những lúc bạn gặp phải những tình huống hết sức kỳ cục và khó xử. Chẳng hạn như bị nấc giữa cuộc họp, hay đang không khí nghiêm trọng mà bản thân lại muốn... hắt hơi?
Nói chung thì đó là những tình huống chẳng ai mong muốn, nhưng nếu xảy ra lại có thể đem đến cho bạn cảm giác khá khó chịu, buồn bực. Tuy vậy, có những cách để bạn tránh khỏi một số tình huống khó xử ấy, dù nghe vô lý nhưng hóa ra cực kỳ thuyết phục.
1. Ngứa họng? Hãy... ngoáy tai!
Bạn có bao giờ cảm thấy ngứa họng, muốn ho khạc chưa? Tưởng như chỉ đem đến một chút bất tiện nho nhỏ, nhưng thực ra khi cơn ngứa họng tràn lên, bạn sẽ thấy nó khá khó chịu, khiến bạn không thể tập trung vào việc đang làm.
Và bí kíp giúp bạn giải thoát khỏi tình cảnh này là... gãi tai. Hãy gãi sao cho đủ để kích thích các bó dây thần kinh trong tai, qua đó giúp các bó cơ trong họng co lại, để cảm giác ngứa ngáy bớt dần đi.
2. Muốn kìm nén cơn hắt hơi? Hãy dùng đến lưỡi
Cảm giác được hắt xì đúng lúc thực sự là rất thoải mái, nhưng nếu đó là giữa cuộc họp thì... xin lỗi, làm ơn đừng tuôn ra.
Nếu bạn thấy mình rơi vào tình huống này, hãy lợi dụng lưỡi. Để lưỡi của bạn lên vòm miệng, giữ ở đó khoảng 5 - 10s là đủ để ngăn cơn hắt xì lại.
Một giải pháp khác là hãy đè lưỡi thật mạnh lên 2 chiếc răng cửa - cũng là một cách để ngăn cơn hắt hơi bật ra.
3. Quy tắc "3s nhìn vào mắt" để tăng sự tự tin
Có một cách để tự tin hơn khi đối diện với người khác, đó là lợi dụng ngôn ngữ cơ thể - mà cụ thể ở đây là bí kíp "3s".
Thay vì nhìn xuống, hãy nhìn vào mắt đối phương trong khoảng 3s. Nếu người đó đang cất tiếng nói, thời gian nhìn có thể kéo dài hơn. Như vậy, bạn cho thấy bản thân đang thực sự chú tâm vào câu chuyện, đồng thời nâng cao sự tự tin hơn rất nhiều.
4. Chóng mặt? Hãy ấn mạnh vào lòng bàn tay
Lần tới nếu cảm thấy bị chóng mặt, hãy thử cách này xem. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ấn mạnh vào giữa lòng bàn tay, cảm giác chóng mặt, nôn nao sẽ bớt hẳn lại.
5. Làm sao để ngăn cơn nấc?
Thực ra là có khá nhiều cách. Nhưng phổ biến nhất là 3 cách sau:
1. Ngậm ngậm ngón cái vào miệng rồi thổi thật mạnh ra.
2. Bịt 2 tai, ngậm một chai nước và bắt đầu uống. Cẩn thận uống quá nhiều, dễ sặc.
3. Nâng đầu gối lên ngực, ôm thật chặt trong 2 phút.
6. Khi cảm thấy lo lắng
Trước một sự kiện lớn, bạn hoàn toàn có thể cảm thấy lo lắng. Đây là một phản ứng hết sức bình thường, nhưng có thể đem đến một số bất lợi nhất định.
Cách cho bạn là hãy gồng cứng toàn bộ cơ thể - bao gồm cơ mặt, vai, cánh tay và lòng bàn tay - sau đó thả lỏng. Tiếp đến hãy hít một hơi thật sâu rồi thở ra, và bạn sẽ thấy mình đã sẵn sàng.
7. Khi xúc động quá mức
Sẽ có lúc bạn cảm thấy xúc động mạnh, nhưng không muốn ai nhìn thấy mình bật khóc. Cách để giải quyết thực ra rất dễ: Hãy hít thật sâu, nín thở và ngước lên trên trong vài giây, rồi chầm chậm thở ra. Đó là cách đánh lạc hướng não bộ, và bạn sẽ ngăn được nước mắt chảy ra.
8. Bí kíp 15 phút ngăn cản sự lo lắng
Kiểm soát được sự lo lắng là điều hết sức hữu dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được ngay lập tức, mà cần rèn luyện hàng ngày.
Mỗi ngày, hãy dành ra 15 phút, để những nỗi lo tràn ngập tâm trí bạn. Làm như vậy sẽ giúp khoảng thời gian còn lại trở nên thật thư thái, không còn chỗ cho sự lo lắng nữa. Chỉ cần nhớ đừng dành 15 phút ấy ở thời điểm trước lúc đi ngủ là được.
Nguồn: BS, VT.co