Bệnh ế "mãn tính" của Nhật Bản: Tìm người yêu thông qua robot mai mối

Giới trẻ Nhật Bản ngày nay đang đứng trước một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đó là họ không có nhu cầu nói chuyện, không ra đường, không kết hôn và cực kỳ "lười yêu".

Rất nhiều người trẻ tại Nhật khi được hỏi đều trả lời rằng họ không muốn kết hôn vì cuộc sống độc thân rất tự do, thoải mái, họ có cách sống riêng, không muốn thay đổi thói quen và cũng không muốn ai xâm phạm vào lãnh địa riêng của mình.

Thêm một lý do lớn nữa là phần lớn nam giới ở Nhật Bản khá là nhút nhát. Đối với những anh chàng có ngoại hình bình thường thì họ chỉ dám để cảm xúc trong lòng chứ ít khi thể hiện hay bày tỏ với người khác. Chính vì vậy mà bệnh "ế" đang được lan rộng một cách mạnh mẽ, rất nhiều những thanh thiếu niên Nhật Bản đang có nguy cơ "ế" suốt đời. Điều này đã khiến cả nước Nhật phải đau đầu tìm cách xử lý.

Bệnh ế mãn tính của Nhật Bản: Tìm người yêu thông qua robot mai mối - Ảnh 1.

Mới đây xứ sở hoa anh đào đã ra mắt một loại robot mai mối, với sự tiến bộ của khoa học này các cặp đôi chỉ cần ngồi im để chúng nói chuyện thay họ. Cụ thể, trai gái có nhu cầu sẽ tham gia những buổi hẹn hò vội vã, nơi có thể gặp gỡ số lượng lớn đối tác tiềm năng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều anh chàng/cô nàng gặp khó khăn trong việc nói chuyện hoặc thể hiện sự tự tin trước mặt người khác giới. Lúc này sẽ có một cặp robot trợ lý, giúp cuộc trò chuyện có thể diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn.

ロボホンによるロボット婚活パーティ(実際の映像)

Loại robot này đang được phát triển bởi công ty truyền thông Nhật Bản Cyber Agent và nhà sản xuất công nghệ Sharp. Được gọi là cupid robot, chúng sẽ được nhập sẵn khoảng 45 câu hỏi mà người tham gia đã hoàn thành trước khi tham gia sự kiện. Robot sẽ hoạt động song song, đặt câu hỏi và trả lời với nhau trong khi cặp đôi chỉ ngồi im nghe chúng nói.

Bệnh ế mãn tính của Nhật Bản: Tìm người yêu thông qua robot mai mối - Ảnh 3.

Ngoài ra, loại bỏ việc phải hồi đáp, họ có thể tập trung lắng nghe và tìm hiểu về người còn lại mà không phải chịu áp lực suy nghĩ. Hiện tại, robot mai mối vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được thương mại hóa.

Các bạn nghĩ sao về loại hình dịch vụ này? Liệu nó có thật sự phù hợp và sẽ cải thiện được tình trạng ế của Nhật Bản hay không?

Theo: Soranews24