Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản

Trong lịch sử Việt Nam, cũng từng có những thanh bảo kiếm cực sắc bén được dùng trong công cuộc giữ nước.

Kiếm hay gươm là loại vũ khí lạnh được cấu tạo từ kim loại. Chúng thường có hình dạng dài, đường mài bén, dùng để đâm, chém trong tác chiến. Đây là loại vũ khí nổi tiếng, được sử dụng phổ biến trong rất nhiều cuộc chiến từ đông sang tây. Đặc biệt, trong lịch sử Việt Nam, cũng từng có những thanh bảo kiếm cực sắc bén được dùng trong công cuộc giữ nước.

Thời cổ đại, kiếm Đông Sơn của Việt Nam có hình dạng tương tự như kiếm tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản. Hoa văn trang trí trên chuôi và đốc kiếm rất đa dạng, bao cồm các hình chiến binh, hình người phụ nữ hoặc các con vật quen thuộc như gà, voi...Đối với một số loại kiếm dành cho tầng lớp trên và có tính chất lễ nghi thì còn được gắn cả nhạc, chuông.

Thời Trung, Cận đại, người Việt sử dụng cả kiếm thẳng 2 cạnh sắc, chuôi cầm 1 tay như của Trung Quốc lẫn loại trường kiếm lưỡi cong, 1 cạnh sắc, chuôi dài và phải cầm cả 2 tay (vẫn thường được biết đến là đao). Ngày nay, loại trường đao cong này vẫn có thể nhìn thấy trên những bức tượng võ sĩ ở các lăng tẩm của giới quý tộc thời Lê, Mạc, Trịnh ở Thanh Hóa, Bắc Giang, trong bảo tàng Lịch sử quân sự Hà Nội (kiếm Tây Sơn) hay trong các lễ hội dân gian như hội đền Đô, Bắc Ninh. Một số lượng lớn đao kiếm cổ hiện nay đang nằm trong các bộ sưu tập tư nhân.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 1.

Một thanh gươm (phía dưới) và vỏ gươm của Việt Nam thời xưa. Lưỡi gươm này có 1 đầu nhọn và 2 cạnh sắc. Chuôi gươm đủ để một tay cầm (đơn thủ)

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 2.

Hai thanh gươm khác sáng loáng (cùng bao tương ứng) của Việt Nam thời Đại Việt. Khu vực chuôi gươm ngoài tay cầm còn có tấm chắn hình chữ V và đốc gươm.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 3.

Gươm của "Văn quan" Việt. Kiếm cũng có thể được gọi là gươm, đều chỉ loại binh khí lạnh, hình dạng dài và bản dẹt, có lưỡi sắc. Ngoài ra, tiếng Việt còn dùng từ "gươm" để chỉ loại binh khí có hình dạng tương tự kiếm, nhưng phần lưỡi cong với một cạnh sắc. Phần vỏ và chuôi được trang chí cầu kỳ, chạm khắc hoa văn tinh xảo để xứng với thân phận người dùng.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 4.

Kiếm lưỡi cong của Việt Nam vào thế kỷ 18 - 19. Kiếm có bản to hơn so với các thanh phía trên, lưỡi hơi cong và cạnh sắc. Binh khí này còn có thể gọi là yêu đao. Phần vỏ và chuôi kiếm đều được trang trí nhiều họa tiết bắt mắt.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 5.

Đoản đao của Việt Nam khoảng thế kỷ 18 - 19.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 6.

Những thanh kiếm cong của Việt Nam có hình dạng dễ bị nhầm với katana Nhật Bản.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 7.

Một bộ gươm đao/đao kiếm từ thời vua Lê chúa Trịnh

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 8.

Một thanh kiếm cổ của Việt Nam, thuộc bộ sưu tập của nhà sưu tầm Peter Dekker. Về hình dáng, thanh kiếm này có sự kết hợp giữa gươm Việt cổ, đao Trung Quốc, kiếm Nhật Bản và kiếm Tây.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 9.

Trên thân kiếm có khắc con số 1887, có lẽ đây là năm thanh kiếm được rèn. Từ chuôi đến lưỡi kiếm đều khá đơn giản, gọn nhẹ.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 10.

Lưỡi kiếm có hoa vắn uốn lượn kiểu Á Đông. Hình dạng lưỡi kiếm nói chung gần giống với katana Nhật Bản.

Chiêm ngưỡng các cổ kiếm cực lợi hại của Đại Việt: Sắc bén và đáng gờm chẳng kém gì katana Nhật Bản - Ảnh 11.

Gươm có tấm chắn dạng đĩa tròn, chuôi bằng gỗ. Phần chuôi không còn được chạm khắc hay tạo hình cầu kỳ so với những thanh kiếm khác.