"Chiến binh Máy tính Porigon" là tập phim thứ 38 trong mùa đầu tiên của anime Pokémon. Dù có nội dung khá hấp dẫn, thế nhưng tập phim này chỉ được phát sóng một lần duy nhất vào tối ngày 16 tháng 12 năm 1997 tại Nhật Bản, bởi cũng trong lần phát sóng này nó đã khiến 685 khán giả phải nhập viện điều trị. Cho đến giờ "Chiến binh Máy tính Porigon" vẫn được xem là tập phim Pokémon đáng sợ nhất trong lịch sử.
Nội dung phim hấp dẫn
Trong "Chiến binh Máy tính Porigon", nhóm bạn Satoshi, Kasumi và Takeshi buộc phải để một Pokémon Center tại thành phố Matcha do Pikachu cảm thấy mệt mỏi. Tại đây, hệ thống vận chuyển Pokémon bị lỗi, và y tá phải nhờ đến tiến sĩ Akihabara giúp đỡ. Hóa ra hệ thống bị nhiễm virus máy tính. Điều đáng nói là khi tiến sĩ Akihabara bắt tay vào sửa chữa, ông nhận ra nhóm Rocket đã ăn trộm Pokémon Porigon – một Pokémon kỹ thuật số có thể di chuyển trong không gian ảo. Nhóm Rocket muốn lợi dụng Porigon để ăn cắp Pokémon của các huấn luyện viên khác trên hệ thống.
Bất đắc dĩ, tiến sĩ Akihabara đưa nhóm Satoshi vào không gian ảo nhờ Porigon thứ hai của mình để khắc phục sự cố từ bên trong. Thế nhưng công việc chưa kịp hoàn thành thì y tá của trung tâm vô tình cài chương trình diệt virus vào hệ thống. Để ngăn cạnh chương trình diệt virus tiêu diệt cả nhóm, Satoshi ra lệnh cho Pikachu sử dụng đòn đánh 100.000 vôn.
Sự cố y tế khiến khán giả phải nhập viện
Nội dung phim sẽ không có gì đang nói nếu khi phát sóng, để minh họa sức công phá của đòn đánh 100.000 Vôn, đội ngũ sản xuất không sử dụng kỹ thuật hoạt hình có tên "Paka paka" kết hợp với hiệu ứng "flash". Đây là một hiệu ứng flash liên tục các ánh chớp xanh đỏ xen kẽ nhau nhằm phóng đại cảnh phim. Hiệu ứng này sẽ nhấp nháy cực sáng, có tần suất 12 Hz diễn ra gần trọn màn hình trong 4 giây, sau đó là 2 giây toàn màn hình. Vào thời đó, "paka paka" vẫn được dùng trong nhiều bộ anime nổi tiếng như Voltron, Sailormoon, Speed Racer…
Thế nhưng, ở "Chiến binh Máy tính Porigon" hiệu ứng này đã gây ra cảm giác mờ mắt, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn cho khán giả theo dõi. Thậm chí, tình hình còn nghiêm trọng hơn khi một số người co giật, mù đột ngột, nôn ra máu cũng như mất hẳn ý thức. Sau đó, đã có khoảng 685 khán giả phải cấp cứu, trong khi có khoảng 12.000 khán giả tuy không đến bệnh viện nhưng khai báo xuất hiện những triệu chứng chóng mặt nhẹ.
Nguyên nhân gây ra sự việc khủng khiếp này được làm rõ là do hiệu ứng chớp nhay "paka paka" trong phim đã khiến một phần nhỏ nạn nhân tái phát chứng "quang động kinh", và số khác thì là chứng "động kinh truyền hình".
Hậu quả của tai nạn này khiến series anime Pokémon phải chịu tai tiếng trong một thời gian dài, đồng thời gây tranh cãi gay gắt trong cả chính phủ Nhật Bản với tên gọi "Pokémon Shock". Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà ngành anime và truyền hình nói chung đã có những quy định về việc sự dụng hiệu ứng chớp nháy màu sắc nhằm đảm bảo sức khỏe cho khán giả.
Tập phim The Simpsons có đề cập đến Pokémon Shock
Pokémon Shock cũng trở thành chủ đề được nhiều bộ phim hoạt hình lẫn trò chơi khác nhắc đến với hàm ý mỉa mai như trong The Simpsons (tập phim "Thirty Minutes over Tokyo"), South Park (tập phim "Chinpokomon") hay Drawn Together.