Hỏng xe, lạc đường, điện thoại hết pin, rơi ví... Ai mà chưa từng lâm vào những cảnh như vậy? Và khi đó, thứ chúng ta cần nhất chưa chắc đã phải kỹ năng xoay sở, mà là lòng tốt của người khác.
Câu hỏi ở đây là, có cách nào để "kích hoạt" lòng tốt của con người, ví dụ như nhặt được ví rồi trả lại người mất chẳng hạn?
Các nhà nghiên cứu tại tạp chí Khoa học (Science journal) đã bỏ ra hơn nửa triệu USD (khoảng 11,5 tỷ đồng) để tìm câu trả lời
Khá đơn giản: 11 người đàn ông và 2 phụ nữ, sẽ đi qua 355 thành phố lớn ở 40 quốc gia để "đánh rơi" 17.000 chiếc ví.
Mục đích chính là xem xem, người dân ở mỗi quốc gia sẽ xử trí như thế nào với chiếc ví vô chủ. Liệu họ có trả lại ví, vì lý do gì? Có cầm hết tiền trong ví không?
Trong số 17.000 chiếc ví này, sẽ có 2 loại chính: Không có tiền nhưng có 1 chiếc chìa khóa bên trong và vừa có tiền, vừa có chìa khóa
Bên trong sẽ có danh sách đồ tạp hóa cần mua viết bằng ngôn ngữ bản địa, danh thiếp với tên chủ nhân và email, tiền và chìa khóa.
Giá trị trung bình của số tiền được để trong ví là 13,45 USD, lớn nhất là 94,15 USD.
Đây là biểu đồ mô tả cách các quốc gia khác nhau phản ứng với "ví rơi"
Chấm vàng là tỉ lệ phần trăm của ví không có tiền được trả lại, còn chấm đỏ là tỉ lệ ví có tiền được trả lại.
Các nước thuộc bán đảo Scandinavia (châu Âu) có tỉ lệ trả lại ví có tiền cao nhất. Các quốc gia như Trung Quốc, Morocco, Peru và Kazakhstan lại có tỉ lệ trả ví thấp nhất.
Trong thí nghiệm xã hội này, các nhà khoa học phát hiện ra vài yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng của người nhặt được ví: Ví có chìa khóa được trả lại thường xuyên hơn, chủ yếu vì người nhặt cho rằng nó rất quan trọng với chủ sở hữu.
Tóm lại, nên để thông tin cá nhân và 1 chiếc chìa khóa trong ví để tăng tỉ lệ được trả lại. Còn phương án tốt nhất là gì? Đừng để rơi ví!
Theo SJ