Mammon: Con quỷ được mệnh danh hoàng tử của địa ngục, tội đồ của sự đồ kỵ

Mammon truyền cho con người lòng tham, sự đố kị, dục vọng rồi từ đó dẫn dắt người tốt vào con đường sa đọa.

Mammon là con quỷ mà theo thần học Kito đại diện cho một trong 7 đại tội: Tham lam. Tương truyền rằng Mammon có thể gieo rắc và thao túng lòng tham ngay cả ở những người ngây thơ nhất rồi khiến họ trở nên sa ngã, tha hóa đến mức không còn đủ đức hạnh để lên thiên đàng.

Hình dạng của Mammon

Dù vào thời Trung Cổ người ta thường nhân cách hóa Mammon, nhưng lại không có hình ảnh nào nhất quán về con quỷ tham lam này. Hắn có thể được thể hiện ở nhiều hình dạng khác nhau, từ một con quỷ khổng lồ có nước da đỏ, một hoàng đế vinh quang mô phỏng theo Julius Caesar cho đến một ông lão xương xẩu dễ dàng lẫn vào đám đông người thường.

Mammon: Con quỷ được mệnh danh hoàng tử của địa ngục, tội đồ của sự đồ kỵ - Ảnh 1.

Cách duy nhất để nhận diện được Mammon là xem hắn khoe khoang về độ giàu có của mình. Hắn thường tìm cách phô bày của cải, bất kể là bằng một món trang sức quý giá, túi tiền rủng rỉnh hay lời mời đến thăm kho báu giàu sang của hắn.

Năng lực đặc biệt của Mammon

So với những con quỷ khác như Amodeus hay Beelzebub, Mammon có vẻ ít tiếng tăm hơn nhưng năng lực của hắn lại gần gũi với con người hơn. Sức mạnh lớn nhất của Mammon là khả năng thao túng tâm trí và trái tim con người. Hắn truyền cho họ lòng tham, sự đố kị, dục vọng rồi từ đó dẫn dắt người tốt vào con đường sa đọa. Mammon tạo ra một nỗi ám ảnh với nạn nhân, đến mức nếu ai đó bị hắn để mắt tới, họ sẽ không thể nghĩ về điều gì khác ngoài kho báu mà hắn hứa hẹn và sẵn sàng làm mọi thứ để có được kho báu đó. Có lẽ vì lý do này mà nhiều nhà thần học miêu tả Mammon giống như một kẻ nô dịch hóa con người.

Mammon: Con quỷ được mệnh danh hoàng tử của địa ngục, tội đồ của sự đồ kỵ - Ảnh 2.

Vào thời Trung Cổ, nhiều người xem Mammon là một vị thần, dù vị thần này có trái tim đen tối. Đến cả giới tăng lữ cũng đánh giá Mammon như một chúa tể đầy quyền lực của địa ngục, gọi hắn là "một trong bảy hoàng tử địa ngục", dẫn dắt quân đoàn gồm khoảng 6.660.000 con quỷ.

Những nguồn gốc cổ xưa

Mammon được nhiều người cho là có liên quan đến vị thần giàu có Plutus của người La Mã. Lý do không phải chỉ bởi Plutus cai quản của cải, sung túc mà còn bởi Plutus có khả năng khiến con người trở lên đố kỵ nhau. Một phần khác là vì sự giàu sang của Plutus có liên quan đến Minh Giới bởi khoáng sản hay mùa màn bội thu đều bắt nguồn từ lòng đất. Thế nên không quá khó hiểu nếu người ta biến Plutus thành Mammon.

Mammon: Con quỷ được mệnh danh hoàng tử của địa ngục, tội đồ của sự đồ kỵ - Ảnh 3.

Giả thuyết thứ hai về Mammon là hắn được xây dựng dựa trên hình ảnh của Julius Caesar vì vị hoàng đế tối cao này nắm giữ sự giàu có của La Mã cũng như tự nhận bản thân là một vị thần.

Vào thời Trung Cổ, do ảnh hưởng của không khí mê tín lẫn các cuộc Thập tự chinh, nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo đã cho ra đời các tác phẩm miêu tả chi tiết về những con quỷ địa ngục, từ sức mạnh và sở thích đặc biệt của chúng cho đến trật tự xã hội đầy phức tạp. Cũng ở thời kỳ này, người ta bắt đầu phân loại những con quỷ, Mammon theo đó được lựa chọn đại diện cho lòng tham vì những đặc điểm vốn có của hắn rất phù hợp.

Mammon: Con quỷ được mệnh danh hoàng tử của địa ngục, tội đồ của sự đồ kỵ - Ảnh 4.

Ngày nay, Mammon khá thành công khi xuất hiện trong nhiều tác phẩm cổ điển cho đến các tựa game nhập vai như Dungeons and Dragons và Final Fantasy.