Nintendo là một công ty sản xuất game cho trẻ em và gia đình, đối với họ game dành cho mọi lứa tuổi chứ không phải chỉ những đứa trẻ. Nhưng bên dưới vỏ bọc thân thiện công ty này cũng tồn tại nhiều mặt tối như bất kì công ty nào khác – thủ đoạn kinh doanh gian dối, hợp đồng lao động nô lệ, không minh bạch trong trả lương, mối liên hệ với giới mafia Nhật, và hơn thế nữa.
Dưới đây là phần đầu tiên trong danh sách bí mật đen tối mà Nintendo không bao giờ muốn để người khác biết tới.
1. Gốc gác liên quan đến giới sòng bài và yakuza
Nhiều người biết rằng Nintendo được thành lập vào năm 1889 với danh nghĩa một công ty sản xuất bài. Công ty này sụp đổ chóng vánh chỉ sau một năm. Sau đó Nintendo bắt đầu bước vào con đường làm game và tạo nên lịch sử trong ngành công nghiệp game cho đến hiện giờ.
Câu chuyện không chỉ có vậy, bởi loại bài mà Nintendo sản xuất ban đầu là các thẻ hanafuda, thẻ bài mà chỉ dân yakuza sử dụng. Nintendo là nguồn cung chính các thẻ bài này từ những ngày đầu, nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của công ty khá phát triển trong giới cờ bạc bất hợp pháp.
2. Pokemon đã khiến hàng trăm người phải vào viện
Trong tập 38 của series gốc mang tên "Denno Senshi Porygon", một hiệu ứng hình ảnh nhấp nháy trong phim đã khiến 700 người nhập viện trong triệu chứng co giật. Nhiều người hồi phục nhanh chóng trên đường đến viện, nhưng có đến 150 đã phải nhập viện và 2 người nằm lại trong vài tuần. May mắn thay tất cả họ đã hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng gì.
3. Quỵt tiền lập trình viên của Donkey Kong
Tất cả những gì chúng ta biết về Donkey Kong là nó được tạo ra bởi Shigeru Miyamoto, nhưng người thực sự tạo ra nó là Ikegami Tsushinki. Khi chưa đủ khả năng để tự làm game này, Nintendo đã ký hợp đồng với Tsushinki để lập trình DK. Họ đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ từ Dk nhưng không chịu trả cho Stushinki số tiền bản quyền anh xứng đáng nhận được. Công ty tiếp tục sử dụng code của anh để tạo ra Donkey Kong Jr., và lại lần nữa quỵt luôn số tiền phải trả cho anh.
Stushinki đã kiện Nintendo. Sau một cuộc chiến pháp lý kéo dài, hai bên đi đến một thỏa thuận mà những điều khoản của nó chưa bao giờ được tiết lộ với công chúng.
4. "Công ty điện tử kém thân thiện với môi trường nhất thế giới"
Các công ty công nghệ đều nổi danh là kém thân thiện với môi trường, và với một gã khổng lồ công nghệ thì điều này càng dễ hiểu. Theo các bảng xếp hạng định kì của Greenpeace, Nintendo luôn nằm trong top dưới những công ty kém thân thiện với môi trường. Thậm chí đã có lần Greenpeace thẳng thừng tuyên bố Nintendo là "công ty điện tử kém thân thiện với môi trường bậc nhất thế giới". Trong những năm gần đây Nintendo đã có nhiều bước tiến để cải thiện tình trạng này, nhưng vẫn không thể đưa cái tên của mình thoát khỏi top dưới bảng xếp hạng.
5. Nintendo là nguyên nhân sự sụp đổ của cả một công ty
Sau sự thoái trào của video game năm 1983, Nintendo vẫn kiên trì đưa NES đến Mỹ với kế hoạch định vị nó như một "đồ chơi" chứ không phải trò chơi điện tử. Nintendo đã tranh thủ sự giúp đỡ của công ty đồ chơi Worlds of Wonder. Thông qua thành công của dòng sản phẩm Teddy Ruxpin và Lazer Tag, WOW đã thuyết phục được các cửa hàng đưa NES vào danh mục sản phẩm bày bán. Tuy nhiên, khi có được chỗ đứng cần thiết, Nintendo không ngần ngụi rút khỏi thỏa thuận với WOW càng nhanh càng tốt. Và chỉ sau 4 năm, WOW sụp đổ. Mất đi khoản lợi nhuận có giá trị của NES là cú đánh quá lớn giáng xuống công ty này.
6. Nintendo đã bị phạt nhiều lần vì hành vi làm giá
Nintendo đã thực hiện một hành vi bất hợp phát được gọi là làm giá, kéo dài trong nhiều năm. Lần đầu tiên Nintendo bị sờ gáy là vào năm 1991, khi Uỷ ban Thương mại Liên bang lệnh cho công ty phải trả gần 30 triệu đô tiền bồi hoàn và các khoản phí khác. Nintendo bị cáo buộc tiếp tục hành vi này, và vào năm 2002 bị Ủy ban Thương mại châu Âu phạt 147 triệu đô vì lý do tương tự. Nintendo luôn phủ nhận việc làm giá, nhưng những khoản phạt khổng lồ chắc chắn khiến nhiều người đặt nghi vấn về sự tăng trưởng bất thường của Nintendo suốt những năm 80.
7. Địa vị mạnh mẽ trong thời kì hoàng kim
Nintendo là công ty gia đình, được truyền lại cho các thành viên của gia tộc Yamuachi từ đời này sang đời khác, kể từ khi được sáng lập cho đến hết năm 2002. Ngoài vụ bê bối làm giá nói trên, Nintendo còn lợi dụng địa vị công ty video game số một thế giới để buộc các bên thứ ba tham gia vào các giao dịch có lợi cho mình. Nintendo nắm trong tay quyền độc quyền sản xuất NES và SNES, cho họ toàn quyền kiểm soát hàng tồn kho và buộc các công ty khác phải được cấp phép để có thể phân phối sản phẩm – một thỏa thuận kinh doanh hoàn toàn chỉ mang đến lợi ích cho Nintendo.