Những điều chưa biết về Lục mạch thần kiếm, tuyệt kỹ mạnh nhất nhì trong kiếm hiệp Kim Dung

Lục mạch thần kiếm là một võ công tuyệt kỹ bí truyền của Hoàng gia Đại Lý và cũng bảo vật trấn tự của ngôi chùa trấn quốc Thiên Long Tự. một võ công tuyệt kỹ bí truyền của Hoàng gia Đại Lý.

Xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Thiên long bát bộ của cố nhà Kim Dung. Lục mạch thần kiếm không phải là thanh kiếm, mà nó là tuyệt kỹ sử dụng chân khí chạy qua kinh mạch và các huyệt đạo để biến thành kiếm khí, đả thương đối thủ vô hình vô ảnh, Lục mạch thần kiếm từng được coi là thứ võ công đáng sợ nhất trong Thiên long bát bộ được người trên gian hồ gọi là “Thiên hạ đệ nhất kiếm khí”.

Những điều chưa biết về Lục mạch thần kiếm, tuyệt kỹ mạnh nhất nhì trong kiếm hiệp Kim Dung - Ảnh 1.

Lục mạch thần kiếm, bộ võ công vô địch của Đại Lý Đoàn Thị.

Lục mạch thần kiếm và Nhất dương chỉ là 2 tuyệt kỹ độc môn truyền nội không truyền ngoại của nước Đại Lý: Nhất dương chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử xuất gia của Thiên Long Tự mới được truyền dạy (nhiều vị vua và hoàng tộc Đại Lý khi về già tu hành tại chùa này), vì uy lực của nó quá lớn nên phải tu tập Phật pháp để trung hòa.

Ngoại trừ người sáng tạo là vua khai quốc của Đại Lý Đoàn Tư Bình, nó được xem là môn võ công tối thượng rất khó để luyện được (kể cả sáu cao tăng đắc đạo Thiên Long Tự) cho đến khi Đoàn Dự vô tình luyện được nhưng chưa thực sự phát huy được hết sức mạnh của Lục mạch thần kiếm.

Trong Thiên long bát bộ, cố nhà văn Kim Dung mô tả, Lục mạch thần kiếm được tu luyện dựa trên cách vận hành khí tâm pháp yếu chỉ riêng rồi dùng Nhất Dương chỉ phát triển thành kiếm khí. Sáu mạch của bộ kiếm pháp này bao gồm: Thiếu trạch kiếm, Thiếu xung kiếm, Quan xung kiếm, Trung xung kiếm, Thương dương kiếm và Thiếu thương kiếm.

Lục mạch thần kiếm còn có thể dùng như một trận pháp gọi là Lục mạch kiếm trận, sáu người chia nhau học sáu mạch kiếm như sáu vị cao tăng của Thiên Long Tự. Tuy nhiên Lục mạch kiếm trận uy lực không cao bằng Lục mạch thần kiếm.

Lục mạch thần kiếm tất nhiên không có thật, nhưng hệ thống kinh mạch cũng như huyệt đạo mà Kim Dung mô tả lại hoàn toàn hiện hữu trên cơ thể con người. Những Thiếu xung, Thiếu trạch, Quan xung, Trung xung, Thương dương, Thiếu thương đều là tên những huyệt đạo của bàn tay.

Những điều chưa biết về Lục mạch thần kiếm, tuyệt kỹ mạnh nhất nhì trong kiếm hiệp Kim Dung - Ảnh 2.

Đoàn Dự là người duy nhất lãnh hội được Lục mạch thần kiếm.

Theo truyện Thiên long bát bộ, Lục mạch thần kiếm được sánh ngang với Dịch cân kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí.

Lục mạch thần kiếm là bảo vật trấn tự của Thiên Long Tự, là pháp yếu võ công tối cao của họ Đoàn nước Đại Lý, chỉ có những đệ tử của chùa Thiên Long Tự mới được luyện môn tuyệt kỹ này. Đó là một nghiêm luật mà ngay cả vua nước Đại Lý là Đoàn Minh Chính khi cần thiết phải hợp tác với các nhà sư chùa Thiên Long Tự để đối phó với Cưu Ma Trí phải làm lễ thí phát quy y mới được phép tập luyện. Nhưng sự ảo diệu của nó quá cao sâu, lại cần phải có nội công cao mới luyện được nên chưa có ai luyện thành ngoại trừ Đoàn Dự là người duy nhất có thể sử dụng trọn vẹn cả sáu mạch kiếm khí nhờ vào ngộ tính cao.