Nhật Bản là một đất nước thường xuyên được xưng tụng trong rất nhiều lĩnh vực. Họ có một nền văn hóa ẩm thực cực kỳ đặc trưng, lối sống con người quy củ, cùng cảnh quan thiên nhiên đủ sức thu hút mọi du khách trên thế giới.
Nhìn chung, Nhật Bản vẫn luôn được xem là một đất nước hoàn hảo. Nhưng có thật là hoàn hảo không? Trên thực tế, văn hóa của quốc gia này có rất nhiều điều kỳ lạ, thậm chí là phi logic, khiến ngay cả người bản địa đôi khi cũng cảm thấy ngán ngẩm.
1. Hàng xóm sẵn sàng khiếu nại chủ nhà nếu có ai... đi bộ quá ồn
Những ngôi nhà của Nhật Bản có một đặc điểm khá thú vị: hầu hết đều sử dụng vật liệu nhẹ và mỏng. Điều này giúp cho chi phí xây dựng giảm đi nhưng cũng đem đến khá nhiều phiền toái, chẳng hạn như chuyện tường quá mỏng dẫn đến chuyện âm thanh từ nhà hàng xóm cũng có thể nghe thấy.
Đây là lý do vì sao khi sống ở Nhật, giữ im lặng là cực kỳ quan trọng, nhưng không chỉ trên các phương tiện công cộng mà còn ở nhà nữa. Chẳng hạn như một YouTuber người Nga từng chia sẻ rằng hàng xóm của anh đã gọi điện phàn nàn với chủ đất, chỉ vì anh... đóng cửa tủ hơi mạnh.
Dĩ nhiên, không phải ai sống tại Nhật cũng thích việc phải rón rén ở nhà của mình, đặc biệt là những người trẻ. Họ cũng tổ chức tiệc tại nhà, mở nhạc lớn, trò chuyện thoải mái, và không phải hàng xóm ở đâu cũng như thế. Chỉ là, những bức tường quá mỏng có thể gây ra nhiều phiền toái mà thôi.
2. Hàng xóm không thể giải quyết mâu thuẫn bằng việc đối thoại
Trong câu chuyện trên, có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao vị hàng xóm khó tính kia không đơn giản chỉ cần gõ cửa, yêu cầu anh chàng YouTuber giữ im lặng?
Việc này thực ra có liên quan đến vấn đề văn hóa. Người Nhật không có thói quen giải quyết mâu thuẫn qua đối thoại, và họ sẽ không làm như vậy. Theo Alex Sturmey - một blogger có kinh nghiệm sống nhiều năm tại Nhật Bản - thì cách để đối phó với hàng xóm "bất lịch sự" ở quốc gia này là gửi thư cho chủ đất mà thôi.
Chủ đất sau đó sẽ có trách nhiệm viết thông báo lại cho người thuê, rằng hàng xóm đang khó chịu về tiếng ồn mà họ gây ra. Thế nên đôi khi chỉ một vấn đề thôi nhưng cần đến vài bức thư mới yên chuyện.
3. Uchi và Soto - sự phân biệt có phần "độc hại"
Ở Nhật Bản, thuật ngữ Uchi và Soto rất phổ biến. Uchi được chỉ những người thân cận - bao gồm thành viên gia đình, người thân, bạn bè thân thiết, hoặc đồng nghiệp làm cùng trong nhiều năm. Phần còn lại thì là Soto.
Nhưng như vậy thì sao? Vấn đề là trong ngôn ngữ của người Nhật, ngữ pháp dành cho Uchi và Soto sẽ khác nhau, và để chuyển từ Soto sang Uchi thì cần rất nhiều thời gian.
Một số nhà hoạt động trẻ tại Nhật cho rằng hệ thống này thực sự độc hại, bởi nó khiến nhiều người cảm thấy tự ti, mặc cảm, dẫn đến chuyện tự mình xa lánh khỏi xã hội và từ đó tạo ra những Hikikomori (là gì thì hãy đọc tiếp bên dưới).
4. Hikikomori - 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội
Hikikomori là những người tự nguyện tách biệt khỏi xã hội. Họ thường là người trẻ - chưa đầy 30 tuổi, nhưng cũng có khi thuộc tầng lớp trung niên chưa về hưu nhưng thất nghiệp. Ước tính tại Nhật, ít nhất 10 triệu người là Hikikomori đang trong độ tuổi lao động.
Những Hikikomori thường sống trong nhà bố mẹ, phần lớn thời gian ở trong phòng, đồ ăn thức uống được đưa lên tận nơi. Một số người thậm chí còn không giao tiếp với bất kỳ ai, và họ sẵn sàng sống như vậy suốt cả một thập kỷ. Chính phủ Nhật Bản đã rất lo ngại về hiện tượng này trong nhiều năm, và phải tìm cách để đưa các Hikikomori hòa nhập được với cộng đồng nhưng thường không có hiệu quả.
5. Đôi lứa yêu nhau chỉ cần gặp gỡ 1 - 2 lần mỗi tháng
Bạn đã quá quen với chuyện ngày nào cũng gặp gỡ người thương (không tính các anh em FA)? Ở Nhật thì không thế! Các cặp đôi tại Nhật thấy hoàn toàn bình thường với việc chỉ gặp nhau vài lần mỗi tháng. Họ cũng không dành nhiều thời gian cho nhau: không nhắn tin, không gửi ảnh... Không phải tình yêu của họ nhạt nhẽo, mà nó đã thành thói quen rồi.