Otaku Nhật Bản 30 năm trước và bây giờ, có gì khác biệt?

Dù vẫn có chung một niềm đam mê Anime - Manga, thế nhưng mỗi thế hệ Otaku lại có sự khác biệt đáng kể trong cách sống của mình.

Văn hóa anime Nhật Bản đã trải dài qua hàng thập kỉ, và cũng giống như tất cả những nền văn hóa khác, anime và otaku có nhiều thay đổi theo thời gian. Có những thứ trước đây từng là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống otaku, nhưng nay không còn nữa. Cuộc sống đã thay đổi theo hướng hiện đại hơn, tân tiến hơn rất nhiều so với 30 năm trước đây. Tựu chung lại, nó đã tạo ra nhiều thay đổi, và đây là 10 điều khác biệt lớn nhất giữa cuộc sống của otaku của thế kỷ trước so với các otaku hiện đại.

1. Không có nhiều cosplayer như hiện nay 

Otaku Nhật Bản 30 năm trước và bây giờ, có gì khác biệt? - Ảnh 1.

Cosplay ngày nay phổ biến đến nỗi thậm chí có cả một tổ chức chuyên môn riêng, nhưng trước kia thì nó chỉ là một mảng nhỏ. Trước khi internet phát triển, dù bạn có đẹp hay có bao nhiêu tip đặc biệt để hoàn thành một costume, thì không có phương tiện truyền thông và blog đồng nghĩa với việc không có cách nào để bạn có thể chia sẻ thành quả của mình với bất kì ai khác, nếu có thì số lượng người tiếp cận và biết đến cũng vô cùng hạn chế.

2. Xem anime qua băng đĩa

Otaku Nhật Bản 30 năm trước và bây giờ, có gì khác biệt? - Ảnh 2.

Vào những năm 90 của thập kỷ trước, không chỉ anime mà cả các chương trình giải trí yêu thích được phát sóng trên tivi đều có thể được ghi lại vào băng VHS. Bạn sẽ tha hồ xem đi xem lại chúng, cho đến một ngày khi bạn bắt đầu nghe thấy những tiếng rè cho thấy cuộn băng bị xước vì dùng quá nhiều. Điều buồn nhất là lúc bạn phát hiện ra cuộn băng của mình bị cong hoặc thậm chí bị gãy, chúng sẽ không thể xem được nữa. Còn ngày nay, mọi thứ đều có thể xuất hiện trên Internet.

3. Bạn phải chạy vội về nhà, vì anime luôn chỉ được chiếu trong khung giờ cố định

Các bộ anime thường chỉ chiếu trong khung giờ đầu, vì vậy bạn luôn phải chú ý giờ giấc nếu không muốn bỏ lỡ tập anime yêu thích chỉ vì vài cuộc chuyện trò xã giao sau giờ học/làm việc. Giới otaku ngày nay thì ngược lại, cố gắng thức muộn canh giờ những bộ anime chiếu đêm ngay khi chúng vừa lên sóng.

4. Các ca sĩ thần tượng không công khai rằng họ là otaku

Otaku Nhật Bản 30 năm trước và bây giờ, có gì khác biệt? - Ảnh 3.

Shoko Nagakwa - hay còn gọi là Shokotan - là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất trong giới otaku.

Có thể thấy ngày nay ngành công nghiệp idol và anime có một mối quan hệ rất gần gũi, nhưng trước kia hoàn toàn không phải như vậy. Đó là bởi đối tượng khán giả và những gì mà hai lĩnh vực này khai thác gần như hoàn toàn riêng biệt. Sự bùng nổ của văn hóa otaku vô tình trùng hợp với giai đoạn phát triển của thế hệ idol thứ hai, mang đến những giao thoa, với lượng lớn những idol lớn tiếng tuyên bố họ yêu thích anime như thế nào (dù ta chẳng biết được bao nhiêu trong số họ chỉ đang sử dụng cái mác anime như một công cụ quảng bá bản thân).

5. Tên và địa chỉ thật của tác giả được in trên bìa sau doujinshi

Những thông tin cá nhân nhạy cảm này được in vào mặt sau của doujinshi. Tại sao lại vậy? – Đó là bởi...

6. Bạn phải mua doujinshi qua đường bưu điện


Otaku Nhật Bản 30 năm trước và bây giờ, có gì khác biệt? - Ảnh 4.

Hiện giờ nếu muốn mua bán doujinshi không thông qua các sự kiện, lễ hội công khai như Comiket, bạn có thể mua bán online. Tuy nhiên trước khi phương thức thanh toán trực tuyến xuất hiện, cách dễ dàng nhất để trao đổi mua bán là thông qua bưu điện. Đó là lý do vì sao doujinshi cần phải có tên và địa chỉ thật của tác giả.

7. Khi bạn nói bạn thích anime, mọi người sẽ nhìn bạn một cách kì lạ

Bạn có thể cảm thấy vô cùng tự hào khi đứng trước mọi người thể hiện hiểu biết của bản thân về anime. Ngày nay thì ngay cả những người không xem bất kì bộ anime nào cũng sẽ hứng thú với những sản phẩm liên quan khác, như live action hay drama. Văn hóa anime đã len lỏi đến từng ngóc ngách cuộc sống. Nhưng trước kia thì anime từng là một mảng không hề phổ biến của nền giải trí Nhật Bản, bạn sẽ nhận được ánh nhìn kì lạ từ người đối diện nếu tự nhận mình là fan anime.

8. Người ta không tự gọi mình là otaku

"Otaku", giống như "geek" hay "nerd" trong tiếng Anh, đã trải qua một sự thay đổi lớn về ý nghĩa và cách hiểu trong 10 - 20 năm qua. Ban đầu, otaku hoàn toàn bị tẩy chay. Không một ai tự nhận mình là otaku, nhất là khi ở nơi công cộng. Hiện nay, fan anime nhận mình là một otaku, theo cách giống như một người Mỹ thực sự thông thạo về máy tính tự gọi mình là "geek" vậy.

9. Không phải "BL" mà là "yaoi", và không phải "fujoshi" mà là "doujin onna"

Otaku Nhật Bản 30 năm trước và bây giờ, có gì khác biệt? - Ảnh 5.

Chuyện về tình yêu đồng tính nam trong giới anime ngày nay được gọi là "boy’s love", viết tắt là "BL". Người hâm mộ của dòng anime này là "fujoshi", nghĩa đen của nó là "hủ nữ". Nhưng trước kia, các thuật ngữ được sử dụng phổ biến là "yaoi" và "doujin onna". Ngày nay "yaoi" vẫn được sử dụng ở nước ngoài trong khi người Nhật chỉ sử dụng "BL".

Tại sao lại có sự thay đổi này? Trước kia các bộ manga được sáng tác dựa trên nhân vật có sẵn được gọi là "doujinshi". Anime về tình yêu đồng giới nam do các hãng phim chuyên nghiệp sản xuất chủ yếu xuất hiện dưới tên gọi "doujinshi". "Dojin onna" chỉ những cô gái yêu thích doujinshi, các cặp đôi nam yêu nam.

Đối với "yaoi", nó là viết tắt của cụm từ "yamate oshiri ga itai", có nghĩa là "dừng lại mông tôi bị đau". Không khó hiểu vì sao mọi người lại ủng hộ một thuật ngữ ít rõ ràng hơn.

10. Nếu bạn thích anime, người ta sẽ cho rằng bạn đang chán đời 

Otaku Nhật Bản 30 năm trước và bây giờ, có gì khác biệt? - Ảnh 6.

Hẳn bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi điều này đứng đầu danh sách. 30 năm trước, ngay cả ở Nhật cũng không dễ dàng cho các fan anime tìm và gặp gỡ nhau. Bạn phải tự thưởng thức tất cả một mình. Bằng sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông, việc tìm kiếm những người cùng chung đam mê hiện giờ chỉ mất vài cú nhấp chuột hoặc nhấn phím. Không phải tất cả tương tác của người dùng đều nhận được kết quả tích cực, nhưng chắc chắn nó đã giúp giới otaku trở thành một phần của cả cộng đồng.

Điều này giúp tạo nên một hiệu ứng tích cực. Cách đây không lâu Akihabara đã từng là một cái tên tồi tệ ở Tokyo, nơi mà các otaku lê lết khắp các shop mua bất kì gì họ muốn rồi lại trở về nhà cắm đầu vào tivi trong cô đơn. Bây giờ thì sao? Nó trở thành một trong số những chốn sầm uất nhất của thành phố. Các địa điểm dành riêng cho otaku cũng xuất hiện ở nhiều thành phố khác.

Có những người không có chút hứng thú nào thì cũng có những người tràn đầy đam mê với anime, và trở thành một otaku nghĩa là bạn có chung đam mê ấy với một cộng đồng lớn. Biết đâu bạn có thể tìm thấy vài người bạn tốt trong số họ, thay vì cô độc một mình.