Làm thế nào một người bình thường lại bỗng nhiên bốc cháy như quả cầu lửa trong khi mọi thứ xung quanh họ vẫn còn nguyên? Trong hàng trăm năm qua, đây vẫn là câu hỏi đầy bí ẩn mà khoa học chưa thể giải đáp được một cách thuyết phục. Cho đến tận ngày nay, ở đâu đó trên thế giới thỉnh thoảng vẫn có người đột ngột hóa thành quả cầu lửa chỉ trong nháy mắt.
Hiện tượng người tự bốc cháy SHC
SHC là thuât ngữ nói về hiện tượng người tự bốc cháy. Nó được biết đến vào những năm 1800 và nhanh chóng xuất hiện trong nhiều tài liệu cũng như tiểu thuyết. Miêu tả chung nhất về hiện tượng này thường nhắc đến một nạn nhân đơn độc bị thiêu chết trong chính ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu những vụ việc này có quá nhiều điểm bất thường.
Cá biệt có những trường hợp cơ quan nội tạng không hề bị ảnh hưởng. Căn phòng mà nạn nhân gặp nạn ít hoặc không có dấu hiệu của đám cháy, ngoại trừ vết dầu mỡ còn sót lại trên đồ đac cũng như tường nhà. Hiện trường có mùi khói, hôi thối khó chịu.
Những vụ phát cháy nổi tiếng trong lịch sử
Tháng 9/2017, một người đàn ông 70 tuổi tên John Nolan đang trên đường đi dạo ở London (Anh) thì đột nhiên bốc cháy dữ dôi. Dù người đi đường đã nhanh chóng dập lửa và đưa ông nhập viện, thế nhưng ông Nolan vẫn qua đời vì bị bỏng quá nặng. Trường hợp của Nolan cho đến nay vẫn chưa có lời giải đám về mặt khoa học.
Ngược lai lịch sử, ông Nolan không phải người duy nhất phát hỏa không có lý do. Theo Ancient-origins, ktrong khoảng 300 năm qua, có hơn 200 trường hợp bốc cháy khó hiểu như Nolan được ghi nhận với cùng các đặc điểm của hiện tượng SHC.
Năm 1641, bác sĩ người Đan Mạch tên Thomas Bartholin (1616-1680) đã ghi chép về trường hợp của hiệp sĩ người Italy, Polonus Vorstitus, trong cuốn sách về các căn bệnh lạ (tựa đề Historiarum Anatomicarum Rariorum). Năm 1470, Vorstius bắt đầu nôn ra lửa sau khi uống một ít rượu mạnh, rồi bốc cháy dữ dội.
Năm 1673, tác giả người Pháp Jonas Dupont đã xuất bản một cuốn sách ghi nhận các trường hợp SHC (tựa đề De Incendiis Corporis Humani Spontaneis).
Năm 1725, một chủ nhà trọ ở Paris phát hiện ra vợ mình đã biến thành tro khi nằm trên nệm rợm. Người phụ nữ tên Nicole Millet chỉ còn sót lại hộp sọ, một chiếc xương từ phần lưng và cẳng chân. Điều lạ lùng là các vật dụng bằng gỗ gần nơi bà ngủ đều không hề hư hại.
Khoa học nói gì về SHC?
Đã có nhiều giả thuyết khoa học được đặt ra để lý giải hiện tượng SHC. Vào thế kỷ 19, người ta tin rằng nạn nhân SHC có thể là những người uống rượu say và bị chất men làm cho bão hòa tế bào. Đến năm 1970, lại có ý kiến dựa vào lý thuyết của Freud, giải thích SHC là do trầm cảm. Thậm chí, người ta còn đưa ra những lý do khá khó tin như cơn bão vũ trụ, vi khuẩn đường ruột hoặc tích lũy năng lượng quá đà…
Dẫu vậy, khoa học hiện đại vẫn đưa ra một thuyết khá thuyết phục đó là các nạn nhân SHC có lẽ đã gặp phải hiệu ứng sợi bấc. Họ đều là người ngủ say, ốm yếu hoặc không thể đi lại được, dẫn đến việc quần áo bị ngấm các chất béo do cơ thể tiết ra, tạo thành một dạng bấc và cơ thể người, với lớp mỡ béo, trở thành một cây nến dễ bắt lửa.