Sự kiện đèo Dyatlov xảy ra ở dãy núi Ural thuộc Liên Xô cũ là một vụ tai nạn leo núi xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ, vì quá trình và kết quả của vụ việc chứa đầy những yếu tố bí ẩn nên hàng chục năm qua, người ta vẫn muốn tìm hiểu sự thật của vụ tai nạn này. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cảm hứng để nhiều bộ tiểu thuyết, phim ảnh ra đời. Nhưng càng có nhiều cuộc tìm kiếm đáp án thì sự kiện này lại càng trở nên bí ẩn và có lẽ sẽ chẳng ai có thể làm sáng tỏ bí ẩn này và sự thật sẽ vĩnh viễn ẩn mình dưới lớp tuyết trắng. Cho đến ngày nay, sự kiện đèo Dyatlov vẫn là tai nạn leo núi bí ẩn và kỳ lạ nhất trong lịch sử loài người.
Igor Dyatlov là một sinh viên đang theo học khoa kỹ thuật vô tuyến tại Học viện Công nghệ Ural. Là một vận động viên leo núi nghiệp dư, anh có một niềm đam mê gần như điên cuồng với các môn thể thao ngoài trời. Chỉ trong vòng vài năm, anh chàng này đã leo qua rát nhiều ngọn núi tuyết ở Liên Xô và đạt chứng chỉ leo núi cấp quốc gia cấp II, và mục tiêu lần này của Igor Dyatlov là giấy chứng chỉ cấp III - cấp độ cao nhất của những người leo núi vào thời điểm bấy giờ.
Năm 1959, câu lạc bộ leo núi trượt tuyết của Học viện Công nghệ Ural đã tổ chức một cuộc leo núi đầy gay cấn, có tổng cộng 10 người đến tham gia, hơn một nửa trong số họ là sinh viên của Học viện Công nghệ Ural, số còn lại là nhân viên làm việc trong viện.
Và hiển nhiên trong số đó, chắc chắn có Igor Dyatlov và anh cũng được bầu làm trưởng nhóm, cung đường leo núi kéo dài 14 ngày và điểm đến là ngọn núi Otorten ở vùng North Ural Mountains. Trước chuyến đi này, Dyatlov đã khảo sát chi tiết các ngọn núi trong khu vực.
Núi Ural là dãy núi chạy qua biên giới Liên Xô, dù không nổi tiếng như dãy Alps hay Himalayas nhưng nó vẫn là thánh địa trong lòng những tay leo núi nghiệp dư của Liên Xô. Ngọn núi này được coi là ngọn núi của ma quỷ, cái tên "Ottorten" xuất phát từ tiếng bản địa Mansi, có nghĩa là "đừng đến đó", nhưng đối với chàng trai trẻ và tràn đầy năng lượng Dyatlov (sắp 23 tuổi) thì đó là một cuộc phiêu lưu đầy thử thách.
Igor Dyatlov.
Các thành viên trong nhóm đều là những người có kinh nghiệm dày dặn, và họ đều có mục tiêu đoạt được giấy chứng chỉ cấp III để trở thành những người leo núi sở hữu cấp cao nhất. Như thường lệ, các thành viên trong đoàn mang theo đủ thiết bị, máy ảnh, bản đồ và nhật ký - không ai nhận ra rằng đây sẽ là chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời của họ.
Ngày 23 tháng 1 năm 1959, một đội 10 người do Igor Dyatlov dẫn đầu đã thu dọn hành lý vào phòng sinh hoạt của câu lạc bộ. Đa số họ là những thanh niên trẻ khỏe, người trẻ nhất cũng mới 21 tuổi, người lớn tuổi mới 37 tuổi.
Vào ngày 25 tháng 1, đoàn leo núi đi tàu đến thị trấn Ivdel (Ивдель), sau đó họ đã đi nhờ trên một chiếc xe chở cỏ khô của một ông lão người địa phương đến Serov, một ngôi làng gần đèo và cũng được coi là điểm xuất phát đầu tiên của hành trình. Vào ngày 27 tháng 1, sau hai ngày nghỉ ngơi và thích nghi với thời tiết ở nơi đây, đoàn leo núi chính thức bắt đầu chuyến đi của mình.
Đêm đó, họ tạm thời ngủ trong một ngôi làng bỏ hoang. Sau một đêm nghỉ ngơi, một thành viên của đội - Yuri Yudin, người có tiền sử bệnh tim đã cảm thấy sức khỏe không được ổn định và quyết định bỏ cuộc, nên lúc này cả đội chỉ còn lại 9 người.
Trước khi khởi hành, Igor Dyatlov đã thỏa thuận câu lạc bộ leo núi của trường rằng khi đội hoàn thành chuyến leo núi, anh ta sẽ gửi một bức điện tín để thông báo với mọi người. Theo ước tính ban đầu, đội leo núi sẽ hoàn thành hành trình muộn nhất vào ngày 12 tháng 2.
Và ngay cả khi Yudin rời đội để quay về, anh cũng nói rằng sẽ gửi cho Yudin một bức điện tín tương tự và sẽ trở về để thăm anh ta. Theo như ghi chép trong nhật ký của một thành viên trong đoàn leo núi, Dyatlov nói rằng nếu chuyến leo núi lần này suôn sẻ, anh sẽ dẫn mọi người đi theo một con đường hoàn toàn mới.
Những dự đoán lạc quan này khiến mọi người đánh giá thấp sự nguy hiểm của cuộc hành trình. Hai ngày tiếp theo, đoàn tiến hành theo kế hoạch đã đặt trước, mọi việc diễn ra suôn sẻ ngay cả trong màn đêm lạnh giá.
Ngày 31 tháng 1, đoàn đi đến một bờ vực cao, lên trên có một ngọn núi dốc hơn và những cánh rừng thưa dần và cả đội quyết định dựng trại dưới chân núi và cất tạm những vật dụng không cần dùng tới nữa tại đây.
Ngày hôm sau, chín người tiếp tục hành trang đến hướng đến điểm đến cuối cũng của chuyến đi. Nhưng ngay lúc này họ vẫn đánh giá thấp sức mạnh tiềm ẩn của những ngọn núi. Nhật ký của một thành viên trong đoàn có ghi lại: "Đó là một ngày rất vất vả, mọi người chỉ có thể di chuyển với tốc độ khoảng 1,5 km mỗi giờ. Trời gần tối, chúng tôi cố gắng để di chuyển tới bìa dừng, dựng lều một cách vội vàng rồi ngủ thiếp đi trong cơn mệt mỏi".
Vào ngày 1 tháng 2, họ khởi hành rất muộn, có lẽ vì họ đã quá mệt vào ngày hôm trước. Hôm đó, họ chỉ đi chưa đầy 4 cây số, đến khoảng 5 giờ chiều, họ chọn một con dốc để hạ trại.
Khoảng 6 hoặc 7 giờ tối, các thành viên trong nhóm ăn tối cùng nhau, trong đó một sự cố đã xảy ra, và sau đó một hoặc hai thành viên trong đội rời lều để đi tiểu bên ngoài. Và tới đây, nhật ký của người thành viên kia cũng kết thúc.
Ngày 12 tháng 2, thời gian đã thỏa thuận đã đến, trường học vẫn chưa nhận được điện báo của đoàn leo núi, nhưng cho rằng có thể thời tiết xấu đã khiến đoàn leo núi bị chậm kế hoạch mấy ngày, và đây cũng là điều hết sức bình thường vào mùa đông. Cho đến tận ngày 16 tháng 2 vẫn chưa có tin tức gì từ đội leo núi, lúc này người nhà của các thành viên trong đội mới bắt đầu liên lạc với nhà trường.
Vào ngày 20 tháng 2, vẫn không có tin tức gì về đoàn leo núi, người nhà của đoàn đã lo lắng và hối thúc nhà trường triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn. Cùng ngày, nhà trường đã cử chủ nhiệm câu lạc bộ dẫn đầu đội tìm kiếm cứu nạn tinh nhuệ ra quân tìm kiếm cứu nạn.
Ngày hôm sau, đội tìm kiếm cứu nạn chuyên nghiệp khu vực miền núi và cảnh sát địa phương cũng tham gia vào hàng ngũ tìm kiếm cứu nạn.
Với việc mở rộng phạm vi tìm kiếm liên tục, con số tìm kiếm cứu nạn thậm chí còn vượt quá 2.000 người, chính phủ cũng đã điều động trực thăng và máy bay trinh sát tiến hành một cuộc tìm kiếm quy mô lớn khu vực này.
Cuối cùng vào ngày 26 tháng 2, đội tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy khu trại bỏ hoang của họ trên sườn núi Kholat Syakhl (cao 1097 mét so với mực nước biển), cách đỉnh Otorten 5 km. Khi xem xét kỹ lưỡng, đoàn cứu hộ phát hiện ra rằng trong lều bị thủng một lỗ lớn.
Căn lều đã bị đổ một nửa, một phần bị tuyết bao phủ và không có ai bên trong, nhưng đồ đạc và quần áo của đội đều ở đó, và một bên của lều bị cắt bằng dao. Có vẻ như nó được cắt từ bên trong lều. Có điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra trong này.
Điều đáng chú ý là cái lỗ trong căn lều này được khoét bằng dao từ bên trong, bên ngoài lều để lại một chuỗi dấu chân rõ ràng, một số dấu chân này đi giày, một số chỉ đi tất, và một số thậm chí còn đi chân trần trên tuyết. Ở vùng núi phủ đầy tuyết vào mùa đông, hành vi như vậy không khác gì tự sát.
Các dấu chân kéo dài 500 mét trong suốt quãng đường, sau đó bị tuyết dày bao phủ và không để lại thêm dấu vết gì. Dựa trên các manh mối đó, đội tìm kiếm và cứu hộ xác định điểm đến của họ là một khu rừng ở phía bên kia sườn núi. Vì vậy, họ bắt đầu một cuộc tìm kiếm trên khu rừng này.
Dấu chân trên tuyết.
Đội tìm kiếm cứu nạn đã nhận định sơ bộ về những dấu vết này do đội leo núi để lại: Dấu chân kéo dài đến khu rừng ở phía bên kia của ngọn núi thay vì đi xuống núi. Đây là cách thông thường để các đội leo núi đối phó với tuyết lở
Căn lều bị khoét từ bên trong cho thấy tình hình lúc đó rất khẩn cấp, đây cũng là phương pháp sinh tồn khẩn cấp khi đối mặt với tuyết lở. Các thiết bị trong lều và dấu chân của các thành viên trong nhóm đã xác nhận quan điểm này, bởi vì một số thành viên trong nhóm đã bỏ đi trong tình trạng chưa kịp mang giày.
Tuy nhiên lại có một điều kỳ lạ, đó là không có bất cứ dấu vết nào của việc tuyết lở được tìm thấy tại hiện trường và thậm chí chiếc lều bị hư hỏng và dấu chân của các thành viên trong đội vẫn còn để lại trên tuyết.
Nếu không phải là do tuyết lở thì điều gì đã khiến những thành viên của đoàn leo núi cảm thấy sợ hãi? Điều gì đã khiến họ chọn cách bỏ trốn một cách vội vàng, thậm chí tới mức không kịp để xỏ giày?