Bộ manga đình đám này cũng đã tạo nhiều cảm hứng cho các bộ Shounen sau này. Với danh tiếng lẫy lừng đó, các sản phẩm liên quan tới Dragon Ball đều được đón nhận nồng nhiệt. Nổi tiếng nhất, chắc chắn là
Trong bộ movie lần này, Songoku sẽ không còn là nhân vật chính nữa, thay vào đó là con trai anh – Gohan cùng với Piccolo – sư phụ của cậu ấy. Đồng thời, phim cũng mang theo một phong cách đồ họa rất khác biệt so với những bộ movie Dragon Ball trước đây, mang đến những trận chiến chất lượng chưa từng có. Những điều đó đã khiến cho Dragon Ball Super: Super Hero rất được các độc giả mong chờ ra mắt.
Khác với Movie trước, Dragon Ball Super: Super Hero đã mang những nhân vật kì cựu trong manga chính vào phần phim, tạo ra cảm giác hoài niệm, thân quen cho những fan của bộ manga/anime này. Đồng thời mở rộng thêm tệp khán giả cho Dragon Ball Super: Super Hero, vì chỉ cần bạn đọc hết bộ manga chính là đã có thể tự tin đi ra rạp mà coi bộ movie đình đám này rồi.
Đây cũng chính là điểm cộng lớn về mặt cảm xúc cho Dragon Ball Super: Super Hero, vì việc đưa các nhân vật cũ vào bộ phim hoàn toàn mới toanh này đã tạo ra cho người xem một cảm xúc hoài niệm giống như được gặp lại một người bạn xa cách lâu năm, cũng như cảm giác phấn khích khi lại được nhìn thấy những chiêu thức quen thuộc mang đậm dấu ấn tên tuổi của Dragon Ball.
Không chỉ những nhân vật chính diện kỳ cựu, mà ngay cả đội quân Ruy Băng Đỏ từng bị Songoku và những người bạn đánh bại trong manga chính, nay cũng đã quay trở lại và “lợi hại” hơn xưa cùng với hai Android cực kỳ nguy hiểm, được tạo ra bởi Hedo – cháu trai của tiến sĩ Gero, tạo ra những cuộc chiến đấu nảy lửa ở cuối phim khiến người xem không thể nào rời mắt.
Tuy trong phim có những gương mặt phản diện xa lạ, nhưng Dragon Ball Super: Super Hero cũng đã tạo ra một phần tóm tắt ngắn gọn, gợi nhớ cho người xem cũng như giới thiệu những nhân vật mới cùng với động cơ của họ, giúp cho khán giả có thể nắm bắt được câu truyện một cách nhanh chóng. Đây cũng có thể được xem là một điểm cộng khác cho bộ phim.
Dù nhiều điểm cộng vậy, nhưng phim cũng có vài điểm trừ không hề nhỏ. Bởi được đông đảo khán giả mong chờ, nhưng phim lại không để lại được gì trong tâm trí khán giả ngoài những cảnh đánh đấm đẹp mắt sau khi xem xong phim. Giống như Hedo, cậu được xem là một nhân vật tiềm năng sẽ tạo ra được những cuộc đấu tranh nội tâm kịch liệt khi Hedo luôn nghĩ bản thân là một siêu anh hùng bảo vệ thế giới.
Nhưng vì được xây dựng với tính cách khá là ngây thơ, Hedo bị lừa nhanh bao nhiêu thì cậu ta càng nhận ra sự thật “lãng xẹt” bấy nhiêu, thành ra mục đích đưa cậu vào movie cũng chỉ là để tạo ra 2 con quái vật siêu mạnh cho phim. Tới cuối phim, khi người xem quên mất Hedo là ai đối với nhà làm phim cũng chẳng còn quan trọng. Điều đó khiến cho nhân vật này dù mang vai ác nhưng lại có chút tội nghiệp.
Piccolo trong phần movie này cũng tội nghiệp không kém, khi anh phải làm nhiệm vụ thăm dò nội địa địch mà không có gì gọi là khó khăn hay nguy hiểm, trong bộ trang phục “cây nhà lá vườn” mà ai nhìn vô cũng phải bật cười, điều đó khiến cho anh vô tình bị hạ thấp tầm trong khi Piccolo đã từng là thượng đế trong vũ trụ Dragon Ball. Những điều trên cũng đã nói rõ mục đích của nhà làm phim là mang nhiệm vụ “đơn giản” này của Piccolo làm bước đệm giới thiệu về hai con quái vật siêu khủng khiếp cho cuối bộ phim.
Đáng thất vọng nhất là về Gohan, khi trong phần movie này anh là một người cha chưa hoàn thành trách nhiệm của mình với con gái. Việc nhà làm phim mang sự vô trách của Gohan ra làm bước đệm cho trận chiến cuối, đồng thời lôi anh từ người say mê nghiên cứu về với những trận đánh đấm đã khiến cho nhân vật này vô tình trở thành một người cha đáng thất vọng.
Khi hành động chưa làm tròn trách nhiệm một người cha của Gohan không mang tới hậu quả rõ ràng nào để anh phải hối hận, đã vô tình khiến khán giả cũng không quan tâm tới con gái của anh chàng này. Điều đó đã khiến bộ phim trở nên không có quá nhiều cảm xúc gì cho khán giả, không đọng lại được chút gì sau khi xem phim. Tuy không biết liệu đây có phải là ẩn ý để Toei làm bước đệm mở ra movie phần sau hay không, nhưng trước mắt Dragon Ball Super: Super Hero đã trở thành một bước thụt lùi về cốt truyện so với các Dragon Ball khác.
Những điều trên đã khiến cho người xem có cảm giác như Toei chỉ muốn chú trọng vào trận chiến cuối cùng, giống như họ muốn giảm bớt đi những tiểu tiết trong phim để đẩy nhanh tới những màn đấu đá. Điều đó khiến Dragon Ball Super: Super Hero ngoại trừ trận chiến gay cấn ở cuối phim ra thì lại không còn gì đọng lại cho khán giả khi xem xong phim.
Về mặt hình ảnh, Dragon Ball Super: Super Hero đã hoàn toàn sử dụng công nghệ 3D CGI, tạo ra những màn đấu đá mượt mắt, những cú đấm thật sự có lực, thỏa mãn người xem về trận chiến trong một không gian rộng lớn hơn các phần phim sử dụng 2D trước đây. Đây có thể được xem là một điểm cộng cho phim.
Có thể bạn muốn xem thêm: Ai là người hợp với Futaro nhất trong Nhà Có 5 Nàng Dâu – Gotoubun no Hanayome
Tuy nhiên, việc sử dụng hoàn toàn 3D CGI vào phim đã vô tình khiến cho cảm xúc trên khuôn mặt các nhân vật trong Dragon Ball Super: Super Hero “giả trân” hơn bao giờ hết. Điều đó đã khiến cho Toei dù có kinh phí dồi dào nhưng lại chưa hoàn toàn hài hòa được giữa 2D và 3D, khiến cho các nhân vật trong Dragon Ball Super: Super Hero đã mất đi cảm xúc thật trên khuôn mặt – điều đặc trưng chỉ có ở 2D.
Tuy vậy, nhưng Dragon Ball Super: Super Hero vẫn là bộ movie mang tính giải trí cao, giúp cho những fan của bộ truyện này có thể hồi tưởng lại những kỉ niệm cũ của họ với bộ manga Dragon Ball. Thậm chí có những người đã ngót nghét hơn 30 rồi nhưng vẫn ra rạp để coi Dragon Ball Super: Super Hero thì cũng đủ hiểu tình yêu to lớn của họ dành cho bộ manga/anime này nhiều như thế nào. Nếu bạn cũng là 1 fan của Dragon Ball thì mau chóng ra rạp để tận hưởng trọn vẹn cảm xúc cũng như những pha tranh đấu gay cấn của bộ anime này mang lại nhé!