Truyền thuyết "ăn chè đậu đỏ thoát ế" bị lật tẩy, cư dân mạng xôn xao tìm người gieo rắc cú lừa cho hội FA

Mới đây, hàng loạt netizen đã được một phen sửng sốt khi món chè đậu đỏ bị bóc phốt…là chẳng liên quan gì đến tình duyên hay lễ Thất Tịch mà chỉ do một blogger "vẽ ra".

Ngày 25/8 năm nay trùng với ngày thất nguyệt sơ thất, tức là lễ Thất Tịch 7/7 theo lịch âm. Netizen truyền tai nhau truyền thuyết cho rằng nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày này, sẽ nhanh chóng cầu được tình duyên. Tuy nhiên, mới đây nhất, hàng loạt netizen đã lên tiếng lật tẩy "phong tục trong lời đồn". Hóa ra ăn chè đậu đỏ chỉ là một trò đùa.

Nguồn gốc của lễ Thất Tịch

Theo truyền thuyết của người Trung Hoa, Thất Tịch gắn liền với câu chuyện về mối tình ngang trái giữa tiên - phàm. Vì cách biệt thân phận Ngưu Lang và Chức Nữ phải chịu chia cắt với nhau. Mỗi năm vào ngày 7/7 âm lịch, họ sẽ được đoàn tụ trên cầu Ô Thước. Những giọt nước mắt hạnh phúc của đôi tình nhân rơi xuống nhân gian tạo thành cơn mưa ngâu. Đối với người Trung Quốc hiện đại, ngày Thất Tịch được xem như ngày "Valentine Trung Quốc", một ngày lễ tình nhân gợi nhắc sự chung thủy của Ngưu Lang – Chức Nữ.

Truyền thuyết ăn chè đậu đỏ thoát ế bị lật tẩy, cư dân mạng xôn xao tìm người gieo rắc cú lừa cho hội FA - Ảnh 1.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cũng có một phiên bản tương tự, kể câu chuyện về ông Ngâu bà Ngâu. Tuy nhiên, khác với người Hoa, người Việt xem câu chuyện chỉ mang giá trị lý giải cho hiện tượng tự nhiên, giống như Sơn Tinh – Thủy Tinh hay Sự tích Rét nàng Bân chứ không kỷ niệm bằng ngày lễ.

Truyền thuyết ăn chè đậu đỏ thoát ế bị lật tẩy, cư dân mạng xôn xao tìm người gieo rắc cú lừa cho hội FA - Ảnh 2.

Dù vậy, cùng với sự du nhập của người Hoa – Minh Hương cũng như quá trình giao lưu văn hóa. Ngày nay, lễ Thất Tịch với ý nghĩa lãng mạn cũng dần được người trẻ đón nhận. Đặc biệt hơn, khá nhiều người trẻ còn học tập theo các phong tục của người Hoa trong ngày này, với mong muốn cầu may mắn, cầu nhân duyên. Một trong số những phong tục nổi bật nhất được đồn thổi trên mạng xã hội trong ngày này có lẽ là ăn chè đậu đỏ cầu tình duyên.

Truyền thuyết ăn chè đậu đỏ thoát ế bị lật tẩy, cư dân mạng xôn xao tìm người gieo rắc cú lừa cho hội FA - Ảnh 3.

Không phải phong tục mà chỉ là một trò đùa trên mạng xã hội

Mới đây, hàng loạt netizen đã được một phen sửng sốt khi món chè đậu đỏ bị bóc phốt…là chẳng liên quan gì đến tình duyên hay lễ Thất Tịch. Chẳng những vậy, các bài bóc phốt đều dẫn chứng lẫn lý giải rất đầy đủ từ văn hóa cho đến thơ ca.

Truyền thuyết ăn chè đậu đỏ thoát ế bị lật tẩy, cư dân mạng xôn xao tìm người gieo rắc cú lừa cho hội FA - Ảnh 4.

Cụ thể, lễ Thất Tịch có từ thời thượng cổ, khá thịnh vào thời Tây Hán và được duy trì cho đến tận ngày nay. Thất Tịch được coi là ngày sinh của Thất Tỉ hay Chức Nữ, với ý nghĩa quan trọng nhất là "khất xảo" (cầu xin sự khéo léo), vì trong ngày này nữ giới thường cầu xin nàng Chức Nữ ban cho sự khéo léo. Sau này lễ Thất Tịch mới được mở rộng ý nghĩa thành lễ tình nhân, nhờ vào truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ đoàn tụ.

Truyền thuyết ăn chè đậu đỏ thoát ế bị lật tẩy, cư dân mạng xôn xao tìm người gieo rắc cú lừa cho hội FA - Ảnh 5.

Hồng đậu đã bị nhầm thành đậu đỏ

Truyền thuyết "ăn chè đậu đỏ" mà netizen lan truyền trong thời gian gần đây có lẽ bắt nguồn từ bài thơ Tương Tư của nhà thơ Vương Duy:

Hồng đậu sinh nam quốc,

Xuân lại phát kỉ chi.

Nguyện quân đa thái hiệt,

Thử vật tối tương tư.

Đại ý: hồng đậu sinh ở phương nam, mùa xuân nở mấy càng, xin anh hãy hái nhiều vì vật này mới thật chí tình tương tư.

Truyền thuyết ăn chè đậu đỏ thoát ế bị lật tẩy, cư dân mạng xôn xao tìm người gieo rắc cú lừa cho hội FA - Ảnh 6.

Hồng đậu để xâu vòng đeo, tuyệt đối không phải để ăn

Có lẽ nhờ bài thơ này mà hồng đậu đã trở thành vật tượng trưng cho tương tư. Thế nhưng, "hồng đậu" được nhắ đến trong bài không phải là "đậu đỏ" như nhiều người lầm tưởng. Hồng đậu mà Vương Duy nhắc đến là giống cây có hạt cứng, màu đỏ đẹp mắt, có thể dùng để xâu làm dây đeo, nhưng đôi khi lại chứa chất kịch độc.

Truyền thuyết ăn chè đậu đỏ thoát ế bị lật tẩy, cư dân mạng xôn xao tìm người gieo rắc cú lừa cho hội FA - Ảnh 7.

Chè đậu đỏ không cầu duyên được thì cũng đẹp da

Truyền thuyết ăn chè đậu đỏ sau đó được nhiều netizen chia sẻ là bắt nguồn từ một blogger có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Vì blogger tự nhận bản thân là người Hoa và khăng khăng ăn chè đậu đỏ sẽ cầu được nhân duyên, nên đã có rất đồng người tìm đến chè đậu đỏ. Đáng tiếc đây không phải phong tục của người Hoa. Tuy nhiên, dù có không cầu được nhân duyên, nhưng nếu bạn đã trót ăn chè đậu đỏ thì cũng có thể tự an ủi là đậu đỏ sẽ giúp…đẹp da.