Truyền thuyết kinh dị về "Địa ngục Tomino" – bài thơ bị nguyền rủa

Trong cuốn sách của mình, tác giả Yomota Inuhiko khẳng định: "Nếu bạn đọc to bài thơ này, có khả năng bạn sẽ phải chịu đựng một số phận bi thảm không lối thoát."

Nếu người phương Tây đồn thổi về bài hát mang vận đen Gloomy Sunday, thì người Nhật cũng có cho mình một truyền thuyết về "Địa ngục Tomino" – bài thơ bị nguyền rủa. Bất cứ ai đọc bài thơ bí ẩn này thành tiếng, người đó sẽ gặp kết cục vô cùng bi thảm.

Nguồn gốc bài thơ "Địa ngục Tomino"

Tên gốc của "Địa ngục Tomino" là "Tomino no Jigoku". Bài thơ do tác giả Saijou Yaso, một giáo sư từng học tập tại Sorbonne và sống tại Pháp sáng tác (cũng có nguồn nói rằng tác giả bài thơ là Yomota Inuhiko và Saijou Yaso chỉ đưa nó vào tập thơ sưu tầm của mình).

Truyền thuyết kinh dị về Địa ngục Tomino – bài thơ bị nguyền rủa - Ảnh 1.

Các tác phẩm của Saijo Yaso được cho là chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thơ văn Pháp đương thời, đặc biệt là những nhà thơ theo trường phái trừu tượng như Arthur Rimbaud, Stéphane Mallarmé và Paul Valéry (họ cũng đồng thời là bạn của Saijo Yaso).

Truyền thuyết kinh dị về Địa ngục Tomino – bài thơ bị nguyền rủa - Ảnh 2.

Các tác phẩm của Saijo lúc đầu đều có vẻ dành cho thiếu nhi, thế nhưng khi đọc kỹ, người ta sẽ nhận ra chúng chứa đựng rất nhiều hình ảnh, biểu tượng và cách chơi chữ kỳ lạ khiến độc giả nổi da gà.

Theo truyền thuyết kinh dị được lan truyền trên Internet tại Nhật, rất nhiều người đã gặp bi kịch ngoài đời thực khi đọc bài thơ này thành tiếng.

Điều gì khiến "Địa ngục Tomino" trở nên đáng sợ?

Trước hết, nội dung của bài thơ mang đầy sự u buồn, rùng rợn khi kể về một cậu bé có tên Tomino bị đày đọa trong địa ngục. Mở đầu bài thơ là chi tiết Tomino đánh mất linh hồn mình, thế rồi cậu bé bắt đầu chuyến hành trình đi xuống địa ngục. Độc giả sẽ tìm thấy những hình ảnh miêu tả nỗi đau, các hình phạt tàn khốc đến rùng mình.

Truyền thuyết kinh dị về Địa ngục Tomino – bài thơ bị nguyền rủa - Ảnh 3.

Tuy nhiên, đối với những người thoát được khỏi lớp nghĩa nằm ở mặt ngôn từ của bài thơ, họ cho rằng miêu tả kinh dị thực chất chỉ là một phép ẩn dụ. Ý tưởng này được không ít người tán thành vì Saijou Yaso vốn là nhà thơ thuộc trường phái siêu thực. Tác giả này đã mượn nỗi đau thể xác lẫn hình ảnh địa ngục để thể hiện sự nỗi đau chia lìa khi mất đi người thân.

Truyền thuyết kinh dị về Địa ngục Tomino – bài thơ bị nguyền rủa - Ảnh 4.

Cũng có ý kiến lại cho rằng "Địa ngục Tomino" là tác phẩm diễn tả sự khốc liệt của chiến tranh. Cụ thể hơn, trong chính bài thơ cũng xuất hiện những hình ảnh ẩn dụ. Tiêu biểu có thể kể đến là mũi khâu senninbari mà những người tòng quân thường mặc. Theo phong tục của người Nhật, trước khi người lính ra trận, những người phụ nữ thường khâu các mảnh vải trắng bằng chỉ đỏ vừa để khích lệ vừa để mang may mắn.

Truyền thuyết kinh dị về Địa ngục Tomino – bài thơ bị nguyền rủa - Ảnh 5.

Mũi khâu senninbari còn là dấu hiệu nhận diện, nếu Tomino chết trên chiến trường, người ta sẽ tìm thấy cậu bé và trả cho gia đình. Thế nhưng những dòng cuối của bài hơi lại cho thấy Tomino không được tìm thấy, có nghĩa là cậu đã bỏ mạng trên chiến trường mà không thể quay về nhà.

Thực hư truyền thuyết về bài thơ bị nguyền rủa

Hai ví dụ thường được nhắc đến nhất để cho thấy độ rùng rợn của bài thơ là cái chết của đạo diễn Terayama Shuji – người từng làm bộ phim lấy cám hứng từ bộ phim, và một nữ sinh đại học được đồn đại là đã qua đời sau khi đọc to bài thơ. Dù được sáng tác vào năm 1919, nhưng mãi đến 2004, "Địa ngục Tomino" mới trở thành truyền thuyết đô thị.

Truyền thuyết kinh dị về Địa ngục Tomino – bài thơ bị nguyền rủa - Ảnh 6.

Trên thực tế, tận 9 năm sau khi thực hiện bộ phim, đạo diễn Terayama kể trên mới qua đời. Còn nữ sinh đại học xấu số trong lời đồn thì không có bất cứ thông tin xác thực nào.