Từng gây trend một thời trên mạng xã hội, hóa ra đây là nguồn gốc của từ "thảo mai"!

"Thảo mai" chắc chắn không phải là từ xa lạ với quá nhiều người. Từng có thời cụm từ này trở thành trend trên mạng xã hội nhưng ít ai biết nguồn gốc của nó.

"Thảo mai" thường được dùng để ám chỉ một người có cách giao tiếp khéo léo, ngọt ngào. Tuy nhiên, trái ngược với những từ như "khéo miệng", "tinh tế"… thì từ "thảo mai" lại tạo ra cảm giác xấu xa vì hiên về giả tạo, không thật tình và đôi khi là để chỉ ai đó có tâm địa ghê gớm. Nhưng tại sao lại là "thảo mai" mà không phải một từ nào khác? Nguồn gốc của "thảo mai" từ đâu mà ra? Không ít người cho rằng từ này xuất phát từ truyền thuyết cổ trong dân gian từ lâu.

Từng gây trend một thời trên mạng xã hội, hóa ra đây là nguồn gốc của từ thảo mai! - Ảnh 1.

Chị "Nguyệt thảo mai" là người khởi đầu trend mới này

Từ tích truyện về Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ…

Theo chia sẻ của PGS – TS Phạm Văn Tình, từ "thảo mai" có thể xuất phát từ nhân vật Thảo Mai trong tích truyện sau:

Mẫu Đệ Tam hay Mẫu Thoải (một trong ba vị Mẫu được thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian) vốn là con gái vua Thủy Tề ở Long Cung. Công chúa kết duyên cùng chàng Kính Xuyên, là con trai vua Đất. Khi Kính Xuyên đi vắng, nàng ở nhà khâu vá thì không may bị kim đâm vào tay chảy máu, bèn dùng vải trắng lau máu. Tiểu thiếp của Kính Xuyên là Thảo Mai, vốn có lòng đố kị nên đã nhân cơ hội này lấy trộm tấm lụa. Đợi khi Kính Xuyên về, Thảo Mai bèn dùng tấm vải làm bằng chứng, vu oan cho công chúa tội danh nhân lúc chồng vắng nhà đi cắt máu thề nguyền để tư thông với người khác. Kính Xuyên cả tin liền ghen tuông mù quáng, một mực bắt vợ đóng vào cũi rồi vứt trên rừng để thú dữ ăn thịt.

Từng gây trend một thời trên mạng xã hội, hóa ra đây là nguồn gốc của từ thảo mai! - Ảnh 2.

Tuy nhiên, ở trên rừng, công chúa lại được muôn loài quý mến, chúng tìm đến dâng quả và nước uống. Một ngày nọ, có chàng thư sinh tên là Liễu Nghị, vốn nhờ tập ấm của cha mẹ để lại nên chuyên cần đèn sách. Trên đường đi thi, chàng chẳng may bị lạc vào khu rừng nơi công chúa bị chồng đày ải. Thấy cảnh lạ lùng, Liễu Nghị liền hỏi han. Khi đã hiểu rõ sự tình, chàng thư sinh đồng ý chuyển giúp công chúa một lá thư về Long Cung để tâu lên vua cha câu chuyện rồi đợi định đoạt.

Từng gây trend một thời trên mạng xã hội, hóa ra đây là nguồn gốc của từ thảo mai! - Ảnh 3.

Theo lời dặn của công chúa, Liễu Nghị đến sông Ngân Hán, nơi có cây ngô đồng mà rút cây kim thoa rồi gõ vào cây ba lần. Tức thì mặt biển dậy sóng, giữa dòng thấy có đôi bạch xà hiện lên. Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, rồi theo đôi bạch xà đến Long Cung để trao bức thư cho vua Thủy Tề. Đọc xong thư, nhà vua giận dữ nên sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai rồi truyện cho trưởng tử là Xích Lân lên đón công chúa về Thoải Phủ. Sau khi trở về, công chúa kết duyên cùng Liễu Nghị, chàng thư sinh được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan.

Đến cụm từ "thảo mai" gây sốt

Từng gây trend một thời trên mạng xã hội, hóa ra đây là nguồn gốc của từ thảo mai! - Ảnh 4.

Hiện từ "thảo mai" đã được đưa vào từ điển tiếng Việt

Nhiều giả thuyết cho rằng từ "thảo mai" được lấy theo tên người tiểu thiếp Thảo Mai gian xảo trong tích truyện. Từ này theo đó để chỉ những người miệng lưỡi ngọt ngào nhưng tâm cơ khó đoán, thường tạo cảm giác giả tạo. Trước hiện trạng được sử dụng phổ biến, cụm từ "thảo mai" (vốn không có trong từ điển tiếng Việt hiện đại) đã được xem xét đưa vào từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên trong lần tái bản tiếp theo với ý nghĩa mới mẻ này.