Nước Bỉ là một quốc gia có truyền thống sản xuất truyện tranh nổi tiếng trên thế giới. Kể từ khi những tập đầu tiên của bộ truyện tranh "Những cuộc phiêu lưu của Tintin" ra mắt vào đầu những năm 90, người ta đã biết được rằng giá trị của Bỉ không chỉ có ở bia và bánh hạnh nhân.
Kể từ thời điểm đó đến hiện tại, Bỉ đã sản sinh ra hơn 700 tác giả truyện tranh. Từ đó, Bỉ được mệnh danh là cái nôi của những nhà vẽ truyện. Thật vậy, tổng số lượng phát hành của loạt truyện tranh lên tới 40 triệu bản mỗi năm và chiếm 60% doanh thu xuất bản hàng năm của Bỉ. Một con số rất đáng kinh ngạc! Do đó, không có gì là lạ khi ở Bỉ người ta coi truyện tranh là một "môn nghệ thuật thứ 9".
Và tất nhiên, nói đến sự thành công của truyện tranh của Bỉ, chúng ta không thể không nhắc đến hai cái tên huyền thoại: Lucky Luke và Tintin. Đầu tiên chúng ta phải nói về Tintin, cái tên đầu tiên và cũng là thứ đặt nền mống cho công nghiệp sản xuất truyện tranh ở Bỉ. Tác giả của bộ truyện "Những cuộc phiêu lưu của Tintin" chính là họa sĩ huyền thoại Georges Remi, hay thường được biết đến với nghệ danh Hergé.
Tờ báo Le Vingtième Siècle chính là nơi đầu tiên Tintin được chào đời. Sau đó, cậu bé thám tử cùng với chú chó trắng trung thành đã nhanh chóng chiếm được trái tim của người hâm mộ. Cuối cùng, tập truyện tranh Tintin cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở hơn 85 quốc gia trên thế giới. Đây là sự thành công ngoài mong đợi của chính tác giả Hergé. Thậm chí, người phát ngôn của Bảo tàng Herges cũng phải thốt lên rằng:"Thật sự không có một công dân Bỉ nào nổi tiếng hơn Tintin cả".
Tác phẩm của Hergé đã truyền cảm hứng cho vô số nghệ sĩ cầm bút khác và làm chủ nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh. Ông đi tiên phong trong phong cách minh họa ligne claire với những đường nét rõ ràng, mạnh mẽ, chính xác, màu sắc đậm và độ tương phản thấp đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các thế hệ họa sĩ truyện tranh sau này.
Năm 1938, nhà xuất bản Dupuis đã cho ra mắt Spirou, một tạp chí truyện tranh bao gồm tập truyện cùng tên, một nhân viên bán hàng tại khách sạn Moustique và Pips. Và sau đó, vào năm 1945, cha đẻ của truyện tranh Bỉ - Hergé - đã xuất bản Tintin tại tạp chí Brussel. Cả hai tờ tạp chí này đã định hình nên bối cảnh truyện tranh của châu Âu trong nhiều thập kỷ tới.
Lucky Luke cũng là một cái tên cực kỳ nổi tiếng vượt xa biên giới nước Bỉ. Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1946 trên tờ Spirou, Lucky Luke là tác phẩm của họa sĩ truyên tranh người Bỉ - Morris. Tập truyên kể về về tay súng Luke, người có thể "bắn nhanh hơn bóng của mình" và chú ngựa trung thành Jolly Jumper chiến đấu chống lại băng đảng Dalton ở miền viễn Tây hoang dã nước Mỹ. Đây cũng là một tựa truyện tuổi thơ của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam.
Ra mắt cùng thời với Tintin, Lucky Luke cũng đã góp công không nhỏ trong việc định hình nên đường lối phát triển của "môn nghệ thuật thứ 9" ở Bỉ. Bộ truyện ban đầu chưa được đón nhận nhiều vì "người bạn" Tintin quá nổi tiếng. Nhưng dần dà, các fan hâm mộ truyện tranh toàn cầu cũng đã công nhận sự xuất sắc của Lucky Luke. Anh chàng cao bồi "bắn nhanh hơn cả cái bóng của mình" đã đi vào tuổi thơ của bao thế hệ trẻ như thế đó.
Để vinh danh tất cả những "anh hùng truyện tranh" của mình, Bỉ đã mở một bảo tàng truyện tranh ở Brussels vào năm 1989. Các nhân vật truyện tranh huyền thoại cũng dường như bất tử nhờ vào những bức tượng được tạc trên khắp các miền đất nước. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của manga Nhật Bản, truyện tranh của Bỉ gần như bị lu mờ dần. Nhưng ít nhất, ở Bỉ chúng ta luôn luôn thấy được niềm tự hào của họ đối với những vị anh hùng truyện tranh dân tộc lớn như thế nào.