Vũ khí Nhật Nguyệt quyền trượng của Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử vô dụng ra sao trong thực tế?

Loại vũ khí vốn đầy vẻ đe dọa nguy hiểm của các võ tăng trong phim ảnh hay tiểu thuyết trên thực tế nhằm để thị uy nhiều hơn là thực chiến hay gây sát thương nguy hiểm.

Nhật Nguyệt quyền trượng là món vũ khí nổi tiếng của môn phái Thiếu Lâm, thường được khai thác tối đa khi đưa lên phim ảnh nhờ hình dạng vô cùng uy mãnh. Hình ảnh Nhật Nguyệt quyền trượng đi với hòa thượng Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử đã khiến cho bao thế hệ khán giả truyền hình phải xuýt xoa. Thế nhưng, thực tế đây lại là loại binh khí cực kì "tối tạo" từng xuất hiện trong lịch sử loài người.

Nhật Nguyệt quyền trượng – Vũ khí gắn liền với giới tăng lữ trong truyền thuyết

Trong nhiều câu chuyện võ thuật và tác phẩm phim ảnh, Nhật Nguyệt quyền trường đều gắn liền với các nhà sư, được đồn thổi là có sức sát thương rất lớn.

Vũ khí Nhật Nguyệt quyền trượng của Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử vô dụng ra sao trong thực tế? - Ảnh 1.

Vũ khí này có cấu tạo gồm 3 phần: phần thân và hai đầu. Một đầu là lưỡi liềm (Nguyệt), phần còn lại là lưỡi rìu (Nhật). Dù không được ghi chép kỹ về trọng lượng, nhưng đa số các tài liệu đều miêu tả đây là loại vũ khí rất nặng. Cách sử dụng vũ khí này trong các bài quyền cho thấy nó được dùng tương tự như trường côn.

Vũ khí Nhật Nguyệt quyền trượng của Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử vô dụng ra sao trong thực tế? - Ảnh 2.

Chính vì có một cấu tạo lẫn hình dạng uy mãnh như vậy, nên Nhật Nguyệt quyền trượng đã trở thành món vũ khí tương đối vô dụng trên chiến trường.

Nhật Nguyệt quyền trượng không phải vũ khí lý tưởng

Điểm yếu đầu tiên cần phải kể đến ở loại vũ khí này là chúng đòi hỏi người dùng phải thạo cách sử dụng vũ khí dài. Bên cạnh đó, hình dạng hai đầu của quyền trượng cũng tạo ra sự bất hợp lý khi thực chiến. Với đầu Nguyệt, vũ khí hợp để đâm hoặc gạt binh khí của đối phương. Thế nhưng đầu Nhật, dạng chiếc rìu, gần như không thể tạo ra một đòn đâm hoặc chém hoàn chỉnh vì góc độ đặt lưỡi lẫn diện tích khá bất hợp lý.

Vũ khí Nhật Nguyệt quyền trượng của Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử vô dụng ra sao trong thực tế? - Ảnh 3.

Một quy tắc đối với các vũ khí dài, dùng cho đòn đâm là thiết kế thường chuộng kiểu thuôn dài để tận dụng tối đa lực khi ra đòn. Trong khi đó, Nhật Nguyệt quyền trượng lại là một lưỡi rìu dạng to bản.

Nếu không đâm được thì có thể dùng đòn chém? Tất nhiên điều này khả thi, nhưng vấn đề mà Nhật Nguyệt quyền trượng gặp phải lại nằm ở góc đặt lưỡi rìu. Rìu thông thường luôn đặt lưỡi theo góc 90 độ với tay cầm để khi vung tay thì lực tạo ra sẽ đạt tối đa. Tuy nhiên, với Nhật Nguyệt quyền trượng thì không như vậy. Lưỡi rìu của nó được đặt thẳng cùng chiều với tay cầm, như vậy phần lưỡi tạo lực cắt lại không nằm ở góc tạo ra nhiều lực nhất.

Vũ khí Nhật Nguyệt quyền trượng của Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử vô dụng ra sao trong thực tế? - Ảnh 4.

Một vấn đề khác mà vũ khí gặp phải là cân nặng. Do đặc điểm sử dụng cả hai đầu để tấn công nên phần tay cầm cũng phải được chế tạo vững chắc, khiến cân nặng tăng lên đáng kể. Trọng lượng nặng nề sẽ giám tính linh hoạt của cả người dùng lẫn vũ khí.

Ngoài những bất hợp lý về hình dạng, cách dùng, trọng lượng, Nhật Nguyệt quyền trượng còn rất khó để sản xuất hàng loạt vì chế tác công phu, tốn nhiều nguyên liệu.

Vũ khí Nhật Nguyệt quyền trượng của Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử vô dụng ra sao trong thực tế? - Ảnh 5.

Tựu chung lại, loại vũ khí vốn đầy vẻ đe dọa nguy hiểm của các võ tăng trong phim ảnh hay tiểu thuyết trên thực tế nhằm để thị uy nhiều hơn là thực chiến hay gây sát thương nguy hiểm. Càng không phải món vũ khí có thể dùng trên chiến trường.