10 anime xuất sắc nhưng lại bất ngờ trở thành "bom xịt" thua lỗ nặng

(KenhTinGame) - Được sản xuất bởi Studio Ghibli, “The Tale of Princess Kaguya” được tôn vinh là một trong những anime xuất sắc nhất năm 2014 và là một tuyệt tác thế hệ mới với những nét độc đáo nghệ thuật đỉnh cao. Tuy nhiên thật không may, bộ phim này chỉ kiếm được có chưa đầy 2 triệu USD doanh thu trong quãng thời gian phát hành quốc tế, biến nó trở thành một trong những bộ phim có doanh thu thấp nhất của Studio Ghibli.

Sản xuất ra một anime chất lượng là một chuyện không hề đơn giản khi nó cần có cả công sức sáng tạo lẫn một chi phí đầu tư sản xuất không hề rẻ. Tuy nhiên không phải anime nào ra đời cũng sẽ đảm bảo thành công, mang tới lợi nhuận tốt cho dù chúng có thể rất hay, rất xuất sắc và nhận được đánh giá tốt của một phần cộng đồng người xem lẫn giới chuyên môn. Sau đây, chúng ta sẽ cùng đến với danh sách 10 anime có điểm số chuyên môn cao nhưng lại bất ngờ trở thành “bom xịt” về mặt tài chính.

10. Neuro: Supernatural Detective (2007-08)


Được chuyển thể từ một manga đang ăn khách ở thời điểm bấy giờ và nhào nặn dưới bàn tay của studio Madhouse, “Neuro: Supernatural Detective” hoàn toàn có thể đạt thành công nhưng cuối cùng lại bị fan chê là không theo sát nguyên tác bởi mấy tập đầu tương đối chậm rãi và rời rạc, bao quát chưa nổi ½ gốc manga với 26 tập lên sóng.

9. Thermae Romae (2012)


Một số series vốn không được tạo ra để thành công và đó là trường hợp của “Thermae Romae”. Anime này được chuyển từ manga của tác giả Yamazaki Mari, vốn được sản xuất chỉ để tạm lấp chỗ trống cho một series khác. Chưa kể đến chuyện nó còn nhanh chóng bị nhiều người lãng quên khi phiên bản phim chuyển thể live action được phát hành vài tháng sau đó.

8. The World Only God Knows (2010-13)


Có tới 3 mùa được lên sóng, nói “The World Only God Knows” là một thất bại dường như có phần hơi quá. Nhưng sự thực là cho dù mỗi mùa anime mới có ngày một hay hơn, thì doanh số lại ngày một giảm sút, với mùa 3 chỉ kiếm được bằng nửa mùa đầu tiên mà thôi. Kết quả là những gì còn lại của manga đã không thể được làm nốt thành anime.

7. C: The Money of Soul and Possibility Control (2011)


Các series như “Cowboy Bebop” và “Code Geass” là minh chứng rõ ràng cho thấy rằng hoàn toàn có thể làm ra một series anime thành công mà không hề dựa theo một manga sẵn có. Tuy nhiên điều đó lại không xảy ra với “C: The Money of Soul and Possibility Control”, một series lấy nguồn cảm hứng từ cuộc suy thoái của kinh tế Nhật Bản năm 2008 với nội dung hết sức phức tạp.

6. WataMote: No Matter How I Look At It, It's You Guys' Fault I'm Unpopular! (2013)


Dựa trên một manga thành công và vẫn đang phát hành, “WataMote: No Matter How I Look At It, It's You Guys' Fault I'm Unpopular!” phiên bản anime nhận được nhiều phản ứng tích cực từ không ít fan hâm mộ. Nhưng với doanh số DVD nghèo nàn, có lẽ khán giả sẽ không bao giờ được gặp lại nữ chính Tomoko trong một mùa phim thứ 2 đâu.

5. Paranoia Agent (2004)


Sau khi viết kịch bản và đạo diễn hàng loạt tuyệt tác như “Perfect Blue”, “Millenium Actress”, và “Tokyo Godfathers”, nhà làm phim anime tài ba Kon Satoshi dường như đi vào một ngõ cụt ý tưởng điện ảnh và tạm bước sang lĩnh vực truyền hình. Cho tới lúc này, “Paranoia Agent” vẫn là series duy nhất trong sự nghiệp của ông và nó có nội dung hết sức quái đản, dường như không tìm được đối tượng khán giả nào và tiêu thụ không đến 1000 bản copy ở Nhật Bản.

4. Future Diary (2011-12)


Mặc dù có ý tưởng nội dung sáng tạo và lôi cuốn, “Future Diary” thực tế lại không hề ăn khách như phần đông mọi người vẫn nghĩ. Với doanh số tiêu thụ ít ỏi ở thị trường Nhật Bản, nó cũng chỉ đủ chiêu mộ cho mình một lượng fan trung thành nhỏ hẹp chứ không thể cạnh tranh nổi với những series phổ biến khác.

3. The Tale of Princess Kaguya (2014)


Được sản xuất bởi Studio Ghibli, “The Tale of Princess Kaguya” được tôn vinh là một trong những anime xuất sắc nhất năm 2014 và là một tuyệt tác thế hệ mới với những nét độc đáo nghệ thuật đỉnh cao. Tuy nhiên thật không may, bộ phim này chỉ kiếm được có chưa đầy 2 triệu USD doanh thu trong quãng thời gian phát hành quốc tế, biến nó trở thành một trong những bộ phim có doanh thu thấp nhất của Studio Ghibli.

2. The Big O (1999-03)


Ban đầu, “The Big O” vốn dự định được sản xuất 26 tập nhưng rồi phải cắt lại một nửa vì nó không nhận được mấy sự quan tâm của cộng đồng anime ở Nhật Bản. Kết thúc dang dở và khiến nhiều fan hâm mộ gào thét, cuối cùng nó cũng được sản xuất thêm một mùa nữa và ra mắt trong năm 2003. Được đánh giá cao trên nhiều phương diện, series này đã không thể mang đến lợi nhuận tài chính như mong đợi cho Sunrise.

1. Baccano! (2007)


Được coi là một series tuyệt vời, “Baccano!” đã có một khoảng thời gian khổ sở khi lên sóng tại Nhật Bản. Được phát hành trên một kinh truyền hình trả phí vào đêm muộn, câu chuyện hay nhưng khó theo dõi của nó đã bị nhiều khán giả bỏ qua. Có tỷ lệ người xem thấp, “Baccano!” chỉ có vỏn vẹn 16 tập và để lại một nỗi buồn vô tận cho một số fan cứng.