Thế nhưng, không phải bí kíp nào trong truyện cũng đều dễ luyện thành đâu. Hãy cùng thử tìm hiểu qua về 10 môn công phu vô địch, nhưng lại yêu cầu rất cao trong tiểu thuyết của Kim Dung nhé.
Bài viết này tổng hợp các món công phu từ những bộ tiểu thuyết của Kim Dung. Nếu độc giả thấy không hợp lý, vui lòng góp ý lại với chúng mình nha.
Tịnh Tà Kiếm Phổ
Cái tên này thì chắc không còn quá xa lạ với các bạn đọc nữa rồi. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, đây là môn võ công thiên hạ đệ nhất và cũng là khởi nguồn của mọi giao tranh. Đây vốn là võ công chân truyền của nhà họ Lâm, và cũng vì nó mà tiêu cục này đã gặp phải họa diệt thân, chỉ còn duy nhất một truyền nhân còn sống sót là Lâm Bỉnh Chi.
Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần còn phải tự cung thì đủ thấy sự cám dỗ của Tịnh Tà Kiếm Phổ lớn tới đâu
Cuối cùng, Lâm Bỉnh Chi cũng tìm được bí kíp Tịnh Tà Kiếm Phổ và luyện thành công, giống như nhạc phụ của anh, Nhạc Bất Quần. Và đó cũng là tín hiệu đáng buồn cho hai dòng họ Nhạc, Lâm, khi môn võ này yêu cầu người học bắt buộc phải xuống đao tự cung thì mới có thể phát huy tối đa tinh hoa của nó. Chắc chắn rồi, phải là một người đàn ông cực kỳ dũng cảm thì mới có thể tự hủy đi "cậu em" của mình để trở thành võ lâm đệ nhất được.
Thái Huyền Kinh
Bộ môn công phu nổi tiếng này chẳng biết do ai chế tạo, chỉ biết rằng nó đã có từ rất lâu đời, và được khắc trên vách của 24 gian thạch thất trên đảo Hiệp Khách bằng các văn tự cổ xưa. Về cơ bản, Thái Huyền Kinh là bộ môn tâm pháp giúp người dùng có thể đả thông kinh mạch, liên kết các luồng khí để sở hữu thân nội công vô địch.
Thạch Phá Thiên nhờ mù chữ mà luyện được thần công
Nhưng đáng chú ý nhất lại là việc Thái Huyền Kinh rất khó đọc, khi bên cạnh những ký hiệu tượng hình còn có vô số chú thích văn tự bên dưới nhằm đánh lạc hướng người đọc. Chả thế mà hai lão đảo chủ sống gần hết kiếp người trên Hiệp Khách đảo nhưng vẫn mò mẫm hàng ngày với môn tâm pháp này. May sao nhân vật chính trong Hiệp Khách Hành, Thạch Phá Thiên nhờ mù chữ nên chẳng hiểu tí tẹo gì về chú thích, chỉ tuân theo những ký tự tượng hình mà tập luyện và cuối cùng thành công ngoài mong đợi.
Long Tượng Bát Nhã Công
Đây được coi là thần công hộ pháp tối cao của phái Mật Tông tại Tây Tạng. Môn công phu này gồm 13 tầng. Theo mô tả thì tầng thứ nhất khá đơn giản, người không có tư chất cũng chỉ cần 1-2 năm là luyện thành, nhưng càng lên cao, mức độ và thời gian sẽ tăng dần. Tầng thứ 2 phải tốn gấp đôi tầng thứ nhất, và tầng thứ ba lại khó gấp đôi tầng thứ hai và cứ thế tăng dần.
Kim Luân Pháp Vương – thiên tài võ học của Mật Tông giáo
Và đó cũng là lý do mà môn công phu này chẳng mấy ai luyện được tới tầng thứ 10, dù rằng nó không thật sự quá khó, nhưng tuổi thọ con người là hữu hạn. Kim Luân Pháp Vương có lẽ là trường hợp kỳ tích khi hắn luyện thành công tầng thứ 10 khi xuất hiện đối địch cùng Dương Quá. Trong lịch sử, ngay cả những vị tông sư cao niên của Mật Tông, luyện tới tầng thứ 7, 8 cũng thường nôn nóng, dục tốc bất đạt, tẩu hỏa nhập ma mà chết.
La Hán Phục Ma Thần Công
Đây có thể coi là môn tâm pháp thượng thừa trong Hiệp Khách Hành, được ghi chép trên 18 pho tượng gỗ. Mỗi pho tượng là một vị la hán, biểu lộ một gương mặt và cảm xúc khác nhau. Và điểm đặc biệt của pho thần công này chính là sự vi diệu, yêu cầu nội công cực kỳ thâm hậu từ phía người luyện.
18 vị la hán trong truyền thuyết
Mà chưa kể, muốn luyện La Hán Thần Công phải bỏ hết tạp niệm nữa. Thế nên, những kẻ ngay thẳng, đầu óc không tạp niệm thì lại thiếu đi tư chất mà luyện, trong khi những người có tư chất lại thường không bỏ được tạp niệm của mình. Chẳng trách mà bộ môn phái này thường chỉ có các đệ tử tu hành của thiếu lâm mới đủ sức luyện thành.
Theo dinhphong8104