1. Vespa 150 TAP
Vespa 150 TAP
Đây có vẻ là điều mà nhiều người mơ ước khi được dùng vũ khí này trong quân đội ha? Vespa 150 TAP được quân đội Pháp thiết kế cho lính nhảy dù để chống lại các lực lượng du kích tại Algeria vào những năm 1950.
Điểm đặc biệt của chiếc xe này, trên xe lắp một pháo không giật M20 cỡ 75mm, ở bửng trái xe khoét một lỗ để đút nòng pháo và cố định nó. Thông thường, khi pháo bắn sẽ tạo độ giật cao do toàn bộ khí đẩy viên đạn lên cho tới khi đạn rời nòng súng và tạo thành khí phản lực tạo độ giật lớn thì đặt nó trên khung một chiếc xe máy là điều không tưởng. Chiếc xe có thể "vỡ tan" ngay khi một phát đạn được bắn.
Nhưng nếu đó là pháo không giật thì lại là chuyện khác, người ta nạp đạn vào pháo qua bệ khóa nòng phía sau, khi bắn cùng với lượng khí thoát ra đầu nòng súng thì có một lượng khí thoát ra phía sau với áp lực gần tương đương với áp lực khí đẩy viên đạn ra khỏi nòng. Với hai luồng phản lực ngược nhau, sức mạnh tương đương nên sẽ tự triệt tiêu nhau làm giảm đến mức tối đa độ giật.
Bệ khóa nòng của pháo không giật M20 75mm trên chiếc Vespa
Nhờ vậy, chiếc Vespa mỏng manh hoàn toàn có thể chịu được khi khẩu pháo không giật cỡ 75mm bắn, đạn khẩu pháo này có thể xuyên giáp xe tăng dày tới 100mm.
Vào thời điểm những năm 1950-1960, một chiếc Vespa có giá 500 USD còn pháo M20 thì nhiều vô kể. Không lạ khi người Pháp đã chế tạo tới 800 chiếc loại này triển khai trong cuộc chiến tại Algieria.
2. Khẩu pháo Schwerer Gustav
Siêu pháo Gustav
Adolf Hitler rất muốn chinh phục nước Pháp. Nhưng muốn làm được điều đó cần phải đi qua tuyến phòng thủ Maginot – đây là một tuyến biên giới được củng cố vững chắc chạy dọc theo nước Đức và Ý. Do đó Hitler đã yêu cầu chế tạo ra hai loại pháo có kích thước khổng lồ để có thể phá vỡ được tuyến phòng thủ này. Gustav nặng tới 1.344 tấn và là loại pháo hoạt động trên đường ray xe lửa lớn nhất từng được con người chế tạo.
Pháo Gustav có nòng dài hơn 30,4m, sử dụng đạn kích cỡ 787,4 mm, dài 3,65 m, đạt tầm bắn hiệu quả 32,1 km và có thể lên tới 37 km. Đạn này có hai biến thể là đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn. Nhược điểm của vũ khí này là mất nhiều thời gian khai hỏa và cần đến hàng trăm binh sĩ triển khai do kích thước to lớn của vũ khí.
Kì thực thì chúng to quá mức cần thiết rồi
Nhưng không chỉ vậy, khi gắn vào đường ray để di chuyển thì không thể được vì sợ đường ray bị đè bẹp. Sau đó họ cũng không có giải pháp nào để di chuyển chúng. Chưa kịp lên nòng thì Gustav bị Mỹ phá hủy còn Dora cũng chịu chung cảnh ngộ khi rơi vào tay Hồng Quân. Hai khẩu pháo này đến nay vẫn còn lập kỉ lục về kích thước khủng cũng như bắn được đạn mạnh và nặng nhất.
3. Súng cối cầm tay
Súng cối cầm tay
Đây là loại súng được sử dụng vào cuối thế kỷ 17 và 18 để ném lựu đạn xa hơn 1 bàn tay có thể ném nó. Mặc dù nó không phải là một trong những phương tiện chiến đấu phổ biến. nhưng hầu hết các đội quân của Châu Âu vào giai đoạn này đều sử dụng chúng cho đến khi những thiết bị hiệu quả cao hơn được phát minh.
Nhìn qua ảnh thì cũng chẳng biết thể nào biết được cách sử dụng, nhưng có cái mà ta có thể khẳng định được đó là chúng vừa quái mà còn có chút gì đó nhảm nhí nữa.
4. Súng son môi
Súng son môi
Nhìn xa xa thì trông như những chiếc son môi mà các bạn nữ thường dùng ấy nhỉ. Nhưng nhìn vô hại vầy thôi, chứ không đến mức nhảm nhí cho lắm đâu, nhìn như mấy đồ dùng để tình báo trong mấy phim điệp viên như James Bond vậy.
Súng soi môi còn được mệnh danh là “nụ hôn tử thần” và là một khẩu súng nổi tiếng xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên được phát hiện tại biên giới Tây Berlin. Nó được cơ quan tình báo Liên Xô KGB thiết kế và giao cho nữ điệp viên thực hiện những nhiệm vụ ám sát.
Nòng súng của vũ khí chỉ có đường kính 4,5 mm, và khẩu súng được thiết kế chỉ cho một phát bắn. Do đó, điệp viên cần phải bắn từ khoảng cách rất gần và chắc chắn để giết chết nạn nhân. Nhưng thực chất ngoài điều đó ra thì cách dùng cũng dễ thôi, vì người sử dụng chỉ cần xoáy một phần tư phần vòng đặc biệt phía trên thì cũng đủ để nổ rồi.
Hãy cẩn thận với cô nàng nào dùng những chiếc son môi có bề ngoài không dễ thương cho lắm
Sau này, chính quyền Hàn Quốc còn bắt giữ thành công một sát thủ được trang bị những vũ khí chết người, trong đó có thiết bị giống với vũ khí trong phim điệp viên 007. Phát biểu trên CNN, một quan chức điều tra Hàn Quốc miêu tả các loại vũ khí của sát thủ Triều Tiên gồm một thiết bị giống chiếc bút Parker nhưng bên trong chứa kim có độc, một chiếc bút thứ 2 có khả năng bắn một viên đạn xuyên qua da và cuối cùng là một chiếc đèn pin chứa 3 viên đạn bắn ở cự ly gần.
5. Súng Harmonica
Súng Harmonica
Thiết bị này giống với một cây kèn Harmonica, nhưng tốt hơn là không nên đặt nó vào miệng đâu nhé. Đây là một trong những khẩu súng có công suất cao đầu tiên với các lỗ đạn đặt ngang chứ không phải theo chiều dọc thông thường. Trong băng đạn, đầu đạn, hạt nổ và thuốc súng được nạp riêng trong từng buồng, bắn xong một phát đạn phải đẩy băng đạn bằng tay.
Để sử dụng loại vũ khí này, xạ thủ cũng cần dùng tay để đẩy băng đạn nằm ngang trên thân súng. Tuy nhiên, người bắn cần khéo léo để viên đạn không nằm sai vị trí. Nếu viên đạn nằm sai chỗ, việc nổ súng sẽ thổi bay những ngón tay của người siết cò luôn.
Không khó để đánh giá rằng chúng là 1 loại vũ khí khó sử dụng, nhưng nói về gọn nhẹ và khả năng ngụy trang thì nghe cũng thú vị đấy chứ.