6 tác phẩm bạo lực và tình dục nổi tiếng khủng khiếp của đạo diễn "dâm tặc" Kim Ki Duk

Là đạo diễn nổi tiếng Hàn Quốc, Kim Ki Duk từng có nhiều tác phẩm về bạo lực và tình dục gây tranh cãi. Gần đây, ông bị tố và kết tội cưỡng dâm khiến nhiều người vô cùng kinh ngạc.

Trailer phim Bad Guy của Kim Ki Duk Một trong những phim nổi tiếng nhất của đạo diễn quái kiệt, có sự tham gia của nữ diễn viên Seo Won và nam diễn viên Cho Jae Hyun

1. The Isle (2000)

The Isle: Tiểu Đảo (hay Cô lái đò)  là một bộ phim nổi tiếng của Kim Ki Duk được sản xuất năm 2000 và mang về cho ông giải Quạ Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Bỉ.

Bộ phim kể về cuộc đời một cô gái điếm sống một mình trong 1 căn nhà nhỏ trôi lênh đênh giữa mặt hồ. 

Tuy nhiên, điều đó không có gì nếu như tràn ngập cảnh phim không phải chỉ là những cnahr miêu tả quan hệ tình dục, phơi bày thân xác một cách trần trụi. Hơn thế, những cảnh bạo lực như lột lột da ếch và cắt xẻo cá tàn bạo cũng gây ám ảnh mạnh cho người xem. Vì thế The Isle đã từng bị hoãn chiếu tại Anh mà mang đến không ít tranh cãi về thành công cũng như những hình cảnh sởn ra gà của nó.

2. Address Unknown (2001)

Address Unknown cũng là 1 bộ phim đoạt giải thưởng của Kim Ki Duk. Bộ phim giành về giải Đại Linh của điện ảnh Hàn Quốc năm 2001 ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc và nhận đề cử Sư tử vàng tại Liên hoan phim quốc tế Venice.

Bộ phim từng bị cấm chiếu tại Hàn Quốc vì có quá nhiều cảnh quan hệ tình dục. Bộ phim kể về cuộc đời những người lính nhưng lại mang màu sắc u ám và lột tả một loạt những góc khuất đáng xấu hổ, bôi nhọ người quân nhân.

3. Bad Guy (2001)

Bad Guy là bộ phim dùng bạo lực và tình dục để phản ảnh hiện thực xã hội. Đây là bộ phim thành công nhất và mang dấu ấn đậm nét nhất của ông. Tuy nhiên bộ phim này cũng nhận nhiều sự chỉ trích mạnh mẽ từ khán giả.

Hơn thế, bộ phim này còn chính là tội ác không thể gột rửa của Kim Ki Duk. Trong suốt 2 tháng quay bộ phim này, nữ chính Seo Won đã bị cả nam diễn viên Cho Jae Huyn và đạo diễn cưỡng hiếp một cách dã man. Cô đã mô tả đây là khoảng thời gian kinh khủng và đen tối nhất của cuộc đời cô.

Tuy nhiên, như nhiều bộ phim khác của Kim Ki Duk, với nhiều hình ảnh tình dục và bạo lực, bộ phim cũng tạo nên một làn sóng và sức hút không nhỏ. Bộ phim này đã mang về giải Đại Chung hạng mục Nữ diễn mới xuất sắc, giải Orient Express tại Liên hoan phim quốc tế Catalonia của Tây Ban Nha và nhận đề cử Gấu vàng ở Liên hoan phim quốc tế Berlin.

4. Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân (2003)

Như cái tên của mình, bộ phim mô tả vòng tuần hoàn của 1 năm, năm này qua năm khác và đó cũng chính là vòng tuần hoàn cuộc sống của con người từ lúc sinh ra đến khi chết đi. Đây là một bộ phim được đánh giá "nhẹ cân" nhất trong số những tác phẩm của Kim Ki Duk khi có nội dung kể về 1 chú tiểu lớn lên ngã vào tình yêu, phạm giới luật, bỏ đi, giết người, cuối cùng trở về thành một ông sư…

Tuy vậy, bộ phim cũng không tránh khỏi chỉ trích khi bị cho rằng bóp méo hình ảnh nhà sư và xúc phạm tôn giáo, phỉ báng đạo Phật. Dù như vậy đi chăng nữa, bộ phim này cũng đã mang về hàng loạt giải thưởng như C.I.C.A.E., Don Quixote, giải thưởng của Ban giám khảo trẻ tại Liên hoan phim quốc tế Locarno, giải thưởng Khán giả bình chọn của Liên hoan phim quốc tế San Sebastian, giải Đại Chung Phim xuất sắc nhất 2004 là bằng chứng rõ nhất về sự thành công của tác phẩm. 

5. Pieta (2012)

Tác phẩm được đề cử Oscar Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất và đoạt giải Sư tử vàng tại LHP Venice 2012. Pieta bị Hàn Quốc xếp vào loại phim cấm khán giả dưới 19 tuổi vì hàng loạt cảnh quan hệ tình dục và bạo lực quá dữ dội.

Pieta chứa nhiều cảnh làm người xem phải ghê rợn, như cảnh đục bàn tay của người vay nặng lãi bằng mũi khâu, cảnh đạp gãy chân, cảnh người phụ nữ đồng ý bán thân để cứu chồng, cảnh nam chính Kang Do tự trừng phạt bản thân bằng cách để xe tải kéo lê trên đường... Điều khiến khán giả ám ảnh và dấy lên tranh cãi nhiều nhất chính là việc Kim Ki Duk mô tả quá nhiều về mối quan hệ "loạn luân" của 2 nhân vật trong phim. 

6. Moebius (2013)

Đây cũng là 1 bộ phim "cực kì tàn nhẫn" của đạo diễn người Hàn Quốc này. Và một lần nữa, Kim Ki Duk lại đưa tôn giáo vào tác phẩm của mình. Trong bộ phim, ông lý giải rằng: "Tôn giáo, tình yêu, chính trị, triết học và khoa học giống như các yếu tố tồn tại trong cuộc sống của con người. Và tình dục, theo một góc nhìn nào đó, là một hình thức cầu nguyện".

Tình dục và bạo lực nhắm vào cả thể xác lẫn tinh thần trong phim khiến khán giả cảm thấy khiếp sợ. Cảnh nhân vật dùng dao cắt bộ phận sinh dục xuất cũng như cảnh quan hệ tình dục giữa những người trong gia đình đã gây ám ảnh và khiến phim bị phản đối dữ dội.