Các họa sĩ của Spider-Man: Across the Spider-Verse lên tiếng về drama Sony bóc lột nhân viên

Mới đây các họa sĩ thực hiện Spider-Man: Across the Spider-Verse cũng đã lên tiếng về drama Sony bóc lột nhân viên.

Thông tin liên quan đến drama Sony bóc lột nhân viên đã khiến cho cộng đồng ngỡ ngàng, và mới đây các họa sĩ thực hiện Spider-Man: Across the Spider-Verse cũng lên tiếng.

Ngay sau khi được phát hành thì Spider-Man: Across the Spider-Verse của Sony đã trở thành một cơn địa chấn với phần hình ảnh ấn tượng cùng cốt truyện vô cùng hấp dẫn, nhưng không thể ngờ là đằng sau “hào quang rực rỡ” đó lại là môi trường làm việc địa ngục cùng những yêu sách được Sony đưa ra để bóc lột nhân viên.

(Lưu ý: Tên của các họa sĩ đã được sửa đổi để đảm bảo không tiết lộ danh tính của họ.)

Các họa sĩ của Spider-Man: Across the Spider-Verse lên tiếng về drama Sony bóc lột nhân viên

Các họa sĩ của Spider-Man: Across the Spider-Verse lên tiếng về drama Sony bóc lột nhân viên

Stephen – Thông thường thì các giám đốc vốn có tiếng nói trong quá trình sản xuất một bộ phim, thế nhưng đa số bọn họ không tham gia nhiều như Phil. Là nhà sản xuất, Phil vượt quyền tất cả các đạo diễn. Tất nhiên các đạo diễn nắm vai trò đạo diễn, nhưng nếu Phil có ý kiến thì ý kiến của Phil mới là ưu tiên. Bọn họ phải làm theo lời Phil. Cho nên thay đổi diễn ra liên tục. Với Phil Lord thì chẳng có gì là cuối cùng, chẳng có gì thực sự cố định, chẳng có gì là hoàn thành. Mọi thứ mãi mãi di chuyển tại vì họ muốn cho ra phiên bản tốt nhất.

Đối với phim hoạt hình, phần lớn quá trình thử-và-sai diễn ra khi viết kịch bản và tạo storyboard, chứ không phải khi khâu hoạt hình đã hoàn thành. Tâm lý của Phil là, “Sửa như thế này thì phim sẽ hay hơn, vậy cớ gì không sửa?” Việc phải sửa đi sửa lại một cảnh và tất cả các tổ phải chỉnh sửa theo hiển nhiên là một việc rất tốn kém. Sửa kịch bản sẽ dẫn tới sửa storyboard, rồi tới sửa bố cục, sửa hoạt họa, rồi sửa bố cục cuối cùng, tức là chỉnh sửa góc máy quay, vị trí sắp xếp các thứ trong không gian. Xong rồi lại tới hiệu ứng chất vải và hiệu ứng tóc là những thứ phải làm lại liên tục mỗi lần hoạt họa bị sửa. Tổ hiệu ứng phải đi nét các nhân vật và làm những thứ điên rồ như các vụ nổ, khói, và nước. Họ còn làm việc chặt chẽ với tổ ánh sáng và bố cục trong xử lý màu sắc và hình ảnh của phim. Phần nào xong sẽ cho vào dựng. Những thay đổi nhỏ thường bắt đầu ở khâu hoạt họa, còn thay đổi lớn về cốt truyện sẽ bao gồm nhiều tổ hơn, ví dụ như phát triển hình ảnh, mô hình, hoạt họa khung xương nhân vật, và vẽ chất liệu. Rất nhiều họa sĩ bị ảnh hưởng chỉ bởi một thay đổi. Hãy tưởng tượng cả một dòng chảy họa sĩ vô tận như thế mà xem.

Hơn 100 người rời dự án này vì họ không chịu nổi nữa. Nhưng rất nhiều người ở lại chỉ để đảm bảo những thành quả của mình sẽ sống sót tới cùng – bởi vì một khi nó bị thay đổi thì nó sẽ không còn thuộc về bạn nữa. Tôi quen những người làm dự án này hơn một năm và đã rời đi, giờ họ gần như chẳng có gì để khoe tại vì tất cả những gì họ làm đã bị thay đổi. Họ vật vã vì dự án này và rốt cuộc chẳng một thứ gì họ làm sống sót.

Vấn đề nằm ở việc người đứng đầu dự án luôn không hài lòng và liên tục yêu cầu sửa đổi dù cho tác phẩm đã gần hoàn thiện

Charlie – Khâu hoạt họa được chốt vào thứ Sáu. Chốt hoàn toàn. Không một animator nào sẽ thêm một keyframe nào nữa. Thế mà Phil vẫn đang sửa kịch bản. Sony đã đấu tranh với anh ta về việc này trong suốt quá trình làm phim. Tôi chả biết có phải anh ta bị hoang tưởng hay không chứ đúng là mất trí thật. Tôi từng làm việc trong những dự án mà các thứ bị sửa thậm chí ở tít gần cuối khâu sản xuất, nhưng mà chưa bao giờ đến cái mức điên rồi cỡ này.

Bởi vì dự án này quá hay nên ai cũng muốn phần mình làm được cho vào phim. Họ muốn hoàn thành phần việc của mình và đảm bảo là nó được lên phim để họ có thể cho nó vào portfolio. Đâm ra mọi người làm việc hùng hục như trâu cày vậy. Điều khó khăn nhất với các nghệ sĩ hoạt họa không phải là làm việc 11 tiếng/ngày, 70 tiếng/tuần, mà là những phần họ đã phí công làm và sự thoái chí khi bỏ ra bằng ấy thời giờ chỉ để chứng kiến nó bị sửa hoặc gạch bỏ. Bạn làm bù đầu một cảnh, thế rồi đến lúc duyệt, họ tự dưng lại bảo, “Ơ, anh chưa thấy bản mới nhất là? Cảnh này sửa rồi đấy.” Tất cả những bộ phim mà tôi từng tham gia làm đều trải qua chỉnh sửa. Bạn luôn luôn làm một bộ phim đang phát triển, nhưng chắc chắn là không phải tới cỡ này.

Eliott – Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mọi người thích ứng với sự hỗn loạn nhanh cỡ nào đấy – đặc biệt là các nghệ sĩ hoạt họa. Giờ làm việc của bọn tôi rất dài và bọn tôi làm việc rất cật lực để vào được những nơi như Sony hay Pixar. Với bộ phim này, Sony Pictures Animation không muốn rơi vào cái bẫy hậu truyện. Họ dè chừng hơn. Họ nghĩ lung về một số thứ nhất định hơn; họ không muốn lơ là vì họ muốn làm lại và làm tốt hơn nữa.

Khoảng 90% các cảnh trong trailer đều không có trong phim. Chúng tôi sửa hoạt hình, sửa mô hình, cho các nhân vật khác nhau làm cùng một hành động – tất cả chỉ là một chuỗi các ý tưởng hay ho bọn họ bắt chúng tôi làm trong lúc bọn họ cho phim “nghỉ”. Chúng tôi chỉ “ngồi không”; bọn họ gọi thế đấy. Đó có lẽ là điều khiến nhiều người nhụt chí nhất: có những người bay đến tận Vancouver, thuê một căn hộ chỉ để tham gia làm bộ phim này, kết quả bọn họ ngồi không khoảng ba tháng gì đó. Điều tệ nhất bạn có thể làm với một họa sĩ là thuê họ sau đó bảo họ đừng làm gì hết. Bọn họ kiểu, Làm sao chúng tôi có thể hoàn thành bộ phim khổng lồ này khi thời gian càng ngày càng rút ngắn đây? Mỗi tuần “ngồi không” trôi qua đồng nghĩa với việc về sau sẽ lại càng điên rồ. Cả một núi công việc đang chờ.

Chính drama này của Sony đã khiến cho phần phim thứ 3 là Beyond the Spider-Verse bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề

Nathan – Phil và Chris có tiếng sẵn rồi. Với tư cách là nhà sản xuất, bọn họ từng nhảy vào những dự án đã hoàn thành tới 80%. Chừng nào tiêu thụ xong bộ phim và đã hình dung được nó sẽ ra sao, bọn họ bắt đầu mang máy chém vào và bắt đầu hì hục cắt sửa. Bọn họ bước vào rồi bắt đầu sửa thoại, xóa nguyên phân cảnh, đảo lộn hoạt họa mọi nơi mọi chỗ. Và đây là những phần mà người khác đã bỏ công làm rất lâu rồi đấy nhé, gạo nấu xong thành cơm hết rồi chứ chẳng phải mới chỉ là mô hình đâu. Tôi nghe nói là bọn họ làm thế với “The Mitchells vs. The Machines”, với “Spider-Verse” 1, và với cả “Lego.”

Thế tức là các họa sĩ sẽ cảm thấy không được bảo vệ. Sony hạ lương của họ trong khi hứa là tiền làm ngoài giờ sẽ đủ để bù khoản thu nhập đó (người phát ngôn phía Sony phủ nhận điều này). Bọn họ sống ở một thành phố đắt đỏ và công việc không ổn định, không biết phía trước là gì. Và bọn họ bị dồn vào cảnh vì phim mà buộc phải làm việc từ khi thức giấc tới khi nhắm mắt và cố kiên cường bám trụ khi mà điều kiện làm việc cực kỳ thổ tả, tại vì nếu mà họ không kiên cường bám trụ – nếu mà họ không làm việc cật lực – thì ai mà biết được liệu bọn họ có bị đá đi hay không?

Công việc họa sĩ manga nhìn có vẻ hào nhoáng, nhưng ít ai biết rằng làm 10 tiếng thì 7 tiếng không công

tại đây.