Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: "Thái hậu" Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa!

Nhiều tác phẩm cổ trang Việt đã phô trương thế mạnh về mặt cổ phục, mang đến cho khán giả trải nghiệm hình ảnh tuyệt hảo nhưng vẫn hợp tình, hợp lý.
    SỐ CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG0/0Cũng đáng nể đấy chứ?

    Các dự án phim cổ trang luôn là thách thức rất lớn của giới làng phim Việt khi không chỉ đặt nặng về khâu sáng chế kịch bản dựa trên các cột mốc thời gian có thật, mà còn có những áp lực không nhỏ về khâu trang phục. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm từng bị khán giả "soi mạnh" vấn đề phục trang thì Vbiz cũng có không ít các tác phẩm đã và đang làm mưa làm gió vì sở hữu bộ sưu tập cổ phục đáp ứng được những mặt đúng đắn - phù hợp - đẹp đẽ, bất kể là phim "sát sử", "dã sử" hay "fantasy" (giả tưởng, hoàn toàn hư cấu).

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 1.

    1. Đêm Hội Long Trì - Tuyệt tác đặt nền móng cho trào lưu phim cổ trang Việt

    Đêm Hội Long Trì là một trong những tác phẩm cổ trang - dã sử kinh điển của nền điện ảnh Việt, gây tiếng vang mạnh mẽ vào cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Bối cảnh dựa trên giai đoạn cuối thời kỳ chúa Trịnh, mà cụ thể là chúa Trịnh Sâm - thời kỳ xã hội hỗn loạn với nạn "kiêu binh" (binh lính kiêu căng, nhũng nhiễu dân lành). Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế về tư liệu của thời kỳ ấy nhưng ekip phục trang (gồm cố họa sĩ Đào Đức và họa sĩ Phương Thảo) đã rất nỗ lực để truyền tải hơi thở của cổ phục triều Lê Trung Hưng vào trong tạo hình của các nhân vật.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 2.

    Trang phục của Đêm Hội Long Trì từng bị cho là quá "cải lương". Tuy nhiên, tổ thiết kế đã phải mất đến 1 năm nghiên cứu tỉ mỉ từ hoạ tiết đến đường may

    Đáng chú ý, bộ lễ phục của nhân vật Chúa Trịnh Sâm (NSND Thế Anh) gồm một mũ Tam Sơn và áo giao lĩnh màu tía. Điều này chứng tỏ nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng của ekip khi đã tham khảo tượng thờ chúa Trịnh.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 3.

    Áo giao lĩnh màu tía của Trịnh Sâm

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 4.

    Mũ Tam Sơn (ba ngọn núi)

    Ở trang phục của quận chúa Quỳnh Hoa (NSND Thu Hà) cũng thể hiện kiểu dáng tương đối chuẩn xác với phong cách trang phục quý tộc thời Lê Trung Hưng.

    Quận chúa Quỳnh Hoa diện các loại thường phục, triều phục thông thường của quý tộc thời Lê Trung Hưng

    Mặt khác, trang phục của bá quan - văn võ triều đình ở Đêm Hội Long Trì, do điều kiện tư liệu thời ấy vẫn còn thiếu thốn, đã lấy cảm hứng sâu nét và rõ ràng từ trang phục của quan nhà Nguyễn. Nhìn chung, dù ở trong thời kỳ vô cùng khan hiếm tư liệu nhưng ekip của Đêm Hội Long Trì đã thật sự tạo nên một tác phẩm xuất sắc về cả mặt tạo hình lẫn nội dung, xứng đáng trở thành "kinh điển" của kho tàng phim cổ trang Việt.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 6.
    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 7.

    Trang phục quan lại lấy cảm hứng từ thời Nguyễn

    2. Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể - Phim "hư cấu toàn tập" nên bay bổng tuyệt đối với cổ phục

    Khác với những tác phẩm cổ trang thường thấy của phim Việt, Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể đã thẳng thắn tạo dựng một thế giới huyền ảo của riêng mình. Phim chỉ lấy bối cảnh nước Đại Việt, còn lại mọi thứ từ nhân vật, cốt truyện đến thiết kế sản xuất đều là hư cấu. Đây thực chất là một nước đi an toàn và thú vị, giúp cho ekip thoả sức sáng tạo mà không lo bị "sờ gáy" bởi cư dân mạng về vấn đề lịch sử.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 8.
    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 9.

    Điểm sáng về mặt tạo hình có lẽ là bộ triều phục của nhân vật Thái tử (Isaac) khi lên ngôi hoàng đế. Về hoạ tiết và kiểu dáng, có thể thấy có sự tham khảo nhất định từ triều phục của hoàng đế nhà Lê về màu sắc, hoa văn rồng ổ ở trước ngực và hai vai. Chiếc mũ đội đầu cũng được chế tác tỉ mỉ dựa trên hiện vật mũ Xung Thiên triều Nguyễn, cũng là một điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phần cổ áo lại sai với triều phục vua Lê. Nhưng nhìn chung, với một tạo hình "fantasy", đây là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 10.

    Ngoài ra, một số trang phục khác của các nhân vật, nhất là bộ ba Tấm (Hạ Vi) - Cám (Ninh Dương Lan Ngọc) - dì ghẻ (Ngô Thanh Vân) đều được phối hợp từ nhiều kiểu dáng khác nhau. Dễ thấy nhất là tất cả nhân vật nữ đều khoác áo đối khâm bên ngoài, bên trong phần lớn là áo tứ thân.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 12.

    Có thể thấy rõ, những bộ trang phục của Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể đều có sự biến hoá chứ không có sự khảo cứu hay tập trung cụ thể vào một thời kỳ nào. Tuy nhiên, vì là phim "huyền huyễn" không mang nặng yếu tố lịch sử nên khán giả đều nhẹ nhàng không "soi" quá kĩ, thay vào đó là tập trung vào phần nội dung sáng tạo phỏng theo câu chuyện cổ tích nổi tiếng nước ta.

    3. Thiên Mệnh Anh Hùng - Thái hậu uy nghi nhất màn ảnh rộng Việt Nam hiện tại đích thị là Vân Trang

    Thiên Mệnh Anh Hùng là một dự án đặc biệt từ Victor Vũ khi khai thác khía cạnh cổ trang. Phim lấy cảm hứng từ vụ án Lệ Chi Viên rúng động lịch sử ở thời Hậu Lê với phần phục trang công phu, đặc biệt là ở hệ thống nhân vật hoàng gia.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 13.

    Thiên Mệnh Anh Hùng là phim Tết gây tiếng vang khi dựa trên một vụ án có thật trong lịch sử

    Điểm nhấn chính là trang phục Tuyên Từ Hoàng Thái hậu do diễn viên Vân Trang thủ vai. Trong thời điểm ra mắt, trang phục từng bị "ném đá" là quá giống với trang phục Hoàng hậu Trung Hoa, vì Việt Nam không mặc trang phục cầu kỳ, lộng lẫy như vậy (?). Đó là một nhận định hoàn toàn sai lầm vì ông cha ta đều có một nền văn minh vật chất nói chung và trang phục nói riêng rực rỡ, hoành tráng không thua kém triều đại phương Bắc. Nhìn vào chiếc áo của nhân vật Hoàng Thái hậu có thể thấy gồm áo giao lĩnh (trong) và áo đối khâm (khoác ngoài) với tay áo rộng, dài thể hiện sự uy nghiêm. Tất cả đều được phối với màu vàng quyền lực, làm nên khí chất của nữ nhân "buông rèm nhiếp chính" đứng đầu triều đình.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 14.

    Các trang phục khác (thường phục của Midu, Huỳnh Đông,...) đều có sự đối chiếu, tham khảo với lịch sử khá rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn chưa chuẩn xác so với lịch sử vì tư liệu thời kỳ ấy vẫn còn hạn chế.

    Joji - nhà thiết kế chính của Thiên Mệnh Anh Hùng - từng thú nhận rằng: "Việt Nam thời điểm đó chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc. Thế nhưng, tôi được hướng dẫn kỹ càng và chặt chẽ rằng phải tránh làm một bộ phim giống như phim Trung Quốc. Và tôi cảm thấy việc này rất khó khăn, gần như đi vào ngõ cụt. Đây là lúc tôi cần phải sáng tạo và phải làm sao để tạo ra một thế giới trong phim phù hợp trong thời kỳ ấy". Không chỉ cổ phục mà những tạo hình từ nhà cửa, tượng kỳ lân,... cũng được phía thiết kế sản xuất "tỉa tót" lại cho thuần Việt nhất có thể.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 16.
    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 17.
    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 18.

    4. Phượng Khấu - Khối phục trang "sát" nhà Nguyễn đẹp đến từng chi tiết nhỏ nhất

    Ra mắt vào năm 2019, Phượng Khấu được xem là tác phẩm cung đấu dài tập đầu tiên của Việt Nam. Cũng có thể nói, bộ phim của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh có lối sử dụng cổ phục chuẩn xác nhất so với thời Nguyễn tính đến hiện tại. Thành thật mà nói, phim gặp không ít ý kiến trái chiều về diễn xuất, bối cảnh cũng như nhiều "lùm xùm" ngoài lề khác xoay quanh ekip. Tuy nhiên, về khâu trang phục khán giả vẫn phải gật gù thừa nhận là một bước tiến mạnh của điện ảnh Việt.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 19.

    Điểm cộng lớn nhất của Phượng Khấu là ở mảng phục trang quy mô lớn

    Đầu tiên, phải nhắc đến hai trang phục long bào và phượng bào đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sự điện ảnh Việt Nam, hai bộ trang phục cao quý nhất của Hoàng đế và Hoàng hậu triều Nguyễn được tái dựng. Hoàng đế mặc áo long bào thêm rồng 5 móng, đội mũ Cửu Long Thông Thiên. Còn Hoàng Thái hậu và Hoàng hậu mặc phượng bào màu vàng, đội mũ Cửu Phượng Quan. Tất cả đều được tham khảo dựa trên hiện vật có thật trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế cùng với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội và TP.HCM.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 20.

    Trang phục của Hoàng Thái hậu Nhân Tuyên (NSƯT Lê Thiện)

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 21.

    Trang phục lên ngôi Hoàng đế của Thiệu Trị (NSƯT Thành Lộc)

    Các trang phục của phi tần trong Phượng Khấu cũng sử dụng các dạng thức áo ngũ thân, áo tất với kiểu dáng và hoa văn tương đối chuẩn xác của triều Nguyễn. Đặc biệt là bộ sưu tập nhật bình được xem là điểm nhấn của bộ phim khiến khán giả "mát mắt".

    Bộ nhật bình đỏ ở thời điểm sắc phong bậc Phi của Hiệu Nguyệt (Hồng Đào) và Phương Nhậm (NSND Hồng Vân)

    Các bậc Tần đều "dùng chung" sắc tím trên các bộ nhật bình của mình

    Theo chia sẻ từ ekip, tổng kinh phí đầu tư riêng cho phần trang phục của phim lên đến 5 tỷ đồng. Sự dụng tâm của đoàn phim cuối cùng cũng cho ra kết quả mỹ mãn, mang đến cho người xem những khung hình tuyệt sắc của chốn cung đình thời Thiệu Trị.

    5. Quỳnh Hoa Nhất Dạ - Nỗ lực hoá thân thành Dương Vân Nga đáng ghi nhận và trông chờ của Thanh Hằng

    Dự án bom tấn cổ trang - dã sử mới nhất Quỳnh Hoa Nhất Dạ do Thanh Hằng đóng chính và sản xuất sẽ lấy bối cảnh thời Đinh - Tiền Lê. Bộ phim dã sử tiếp theo trên màn ảnh Việt tập trung vào cuộc đời của nữ chính dựa trên nhân vật Dương Vân Nga có thật trong lịch sử. Thông qua các hình ảnh và clip tạo hình đầu tiên, khán giả đã phải trầm trồ trước sự đầu tư kỳ công về mặt trang phục của phim.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 24.

    Thanh Hằng hoá thân thành bậc mẫu nghi thiên hạ ở Quỳnh Hoa Nhất Dạ

    Tuy nhiên, vừa qua thì ekip Quỳnh Hoa Nhất Dạ đã bị cộng đồng mạng "soi mạnh" vào một bộ trang phục được cho là có hơi hướng Mãn Thanh. Đáp lại ý kiến của khán giả, NTK Thuỷ Nguyễn chia sẻ: "Khi thiết kế trang phục, chúng tôi đã nghiên cứu và tham khảo nhiều trang phục cổ của Việt Nam cũng như của các nước lân cận. Mỗi một món đồ, một chi tiết trong bộ trang phục đều được tính toán kỹ lưỡng và đều có ý đồ của nhà thiết kế trong đó". Ekip sau đó cũng có những động thái tiếp thu tích cực, nhẹ nhàng và hài hước, thành công xoa dịu fan.

    Dàn trang phục cổ đẹp mắt ở phim Việt: Thái hậu Thanh Hằng, cả nhà Tấm Cám hay dàn phi tần Phượng Khấu đều hút hồn hơn nhờ lụa! - Ảnh 25.

    Bộ phục trang gây tranh cãi do có hơi hướng của tộc Mãn Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, ekip đã rất cầu thị và sẵn sàng tiếp thu góp ý từ khán giả

    Thực chất, đó chỉ là một chiếc áo gây tranh cãi mà thôi. Còn lại những trang phục khác mà ekip Quỳnh Hoa Nhất Dạ đã công bố tính đến hiện tại đều rất được lòng công chúng. Trong số đó có chiếc áo giao lĩnh màu trắng viền hồng được đông đảo khán giả yêu thích. Tuy chỉ là lớp áo lót bên trong nhưng chính sự đơn giản ở màu sắc và kiểu dáng lại tạo nên tác động mạnh, đúng theo tinh thần "less is more" (ít hơn là nhiều hơn).

    Bộ áo giao lĩnh đang "hớp hồn" giới cổ phong và khán giả vì đơn giản nhưng tinh tế

    Ở lớp ngoài cùng, Thanh Hằng đã khoác lên mình một lớp vân kiên (một loại áo khoác ngoài với phần cổ bành ra, được trang trí sặc sỡ)

    Hành trình của Quỳnh Hoa Nhất Dạ đến ngày công chiếu chính thức vẫn còn rất dài. Chặng đường làm phim cổ trang từ trước đến nay vẫn chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi đối mặt với những công cuộc phục dựng hoặc thiết kế phục trang sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, với tinh thần tiếp thu đang được lòng khán giả như hiện tại, ekip đạo diễn Lý Minh Thắng và Thanh Hằng vẫn còn rất nhiều cơ hội và thời gian để chứng minh, khẳng định chất lượng nhằm mang đến cho người xem sản phẩm cuối cùng chỉn chu nhất.

    Cùng lắng nghe chia sẻ của NTK Thuỷ Nguyễn về quá trình thiết kế phục trang cho dự án Quỳnh Hoa Nhất Dạ

    Quỳnh Hoa Nhất Dạ sẽ sớm khai máy và khởi chiếu vào năm 2021. Những thông tin mới nhất về quá trình sản xuất & lịch chiếu sẽ được Kenh14.vn cập nhật sớm nhất!

    Nguồn ảnh: Tổng hợp