Đây là lý do vì sao "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần so với ba tác phẩm kinh điển còn lại

Tây du ký là bộ phim được phát đi phát lại nhiều nhất ở Trung Quốc.

XEM THÊM CÁC KỲ
12345253Kỳ mới nhất

Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kýHồng lâu mộng là tứ đại danh tác kinh điển của văn học Trung Quốc. Cả bốn tiểu thuyết đồ sộ này đều được CCTV quay dựng thành phim truyền hình và nổi tiếng không kém bản gốc. Bốn bộ phim truyền hình này được coi là tác phẩm kinh điển nhất và được phát lại nhiều nhất.

Đây là lý do vì sao "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần so với ba tác phẩm kinh điển còn lại - 1

Theo QQ, Tây du ký 1986 là bộ phim truyền hình có tỷ lệ phát sóng nhiều nhất cho tới ngày nay. Theo số liệu thống kê tính đến năm 2015, Tây du ký đã được phát đi phát lại 3000 lần. Ba tác phẩm còn lại không thể so sánh với Tây du ký về việc được các đài truyền hình phát đi phát lại liên tục.

Điều này liên quan đến sự hấp dẫn ở đề tài của Tây du ký. Ngoài ra, QQ cho biết, Tây du ký là bộ phim duy nhất phù hợp với mọi lứa tuổi để phát sóng trên đài truyền hình các tỉnh, Tp ở Trung Quốc. Ba bộ phim còn lại do vấn đề liên quan đến giới hạn tuổi tác người xem, số lượng được phát sóng ít hơn so với Tây du ký.

Đây là lý do vì sao "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần so với ba tác phẩm kinh điển còn lại - 2

"Hồng lâu mộng" là bộ phim được phát lại ít nhất trong Tứ đại danh tác.

QQ cho biết, Thủy hử không phải bộ phim được phát lại ít nhất mà là Hồng lâu mộng. Đối với 4 kiệt tác phim ảnh kinh điển của đài CCTV, Tây du ký là bộ phim bắt đầu quay sớm nhất nhưng lại là bộ phim kết thúc muộn nhất.

Cố đạo diễn Dương Khiết bắt đầu quay Tây du ký vào năm 1982 nhưng do hạn chế về kĩ thuật và tài chính nên ban đầu chỉ quay được 25 tập. 11 tập đầu tiên được phát sóng vào năm 1986, và 25 tập đầu tiên được phát sóng vào năm 1988. Đối với hầu hết người xem, mặc dù điều kiện quay phim lúc đó gặp nhiều khó khăn nhưng những tập phim kinh điển hay nhất đều nằm trong 25 tập phim này.

Đây là lý do vì sao "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần so với ba tác phẩm kinh điển còn lại - 3

Lý do "Tây du ký" được phát lại nhiều nhất khiến nhiều người bất ngờ.

Phần hai phim Tây du ký được sản xuất năm 1998 - 1999, phát sóng năm 2000 gồm 16 tập, bổ sung cho những chuyện trên đường Tây du mà phần một chưa kể hết. Trong nhiều năm liền, giới phim ảnh Trung Quốc dựa vào số lượng học sinh nghỉ đông và nghỉ hè để chiếu 25 tập nằm trong phần 1 của Tây du ký làm tiêu chuẩn cho tần suất phát sóng của năm đó.

Chính vì vậy, trong bốn bộ phim truyền hình kinh điển trên, Tây du ký được nhận định là bộ phim được phát sóng nhiều nhất. Đối với phần còn lại là Thủy hử, Hồng lâu mộngTam quốc diễn nghĩa rất khó để đánh giá xem bộ phim nào được chiếu lại nhiều hơn và ít hơn.

Đây là lý do vì sao "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần so với ba tác phẩm kinh điển còn lại - 4

"Tam quốc diễn nghĩa" có rating cao nhất khi vừa phát sóng.

Trong số ba bộ phim truyền hình còn lại, Hồng lâu mộng được công chiếu vào năm 1987 và đã trở thành phiên bản hay nhất được công nhận cho đến nay. Tam quốc diễn nghĩa ra mắt năm 1994, đạt mức rating cao nhất mà khó có bộ phim nào có thể vượt qua được cho đến nay. Thủy hử công chiếu năm 1998, với lượng thảo luận xuất sắc nhất.

Thành tích của ba bộ phim này thực sự vượt xa những phim truyền hình hiện nay. Cả Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩaHồng lâu mộng đều thu hút sự chú ý của người xem khi mới nhen nhóm ý tưởng casting. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, thời lượng phát sóng lại của ba bộ phim này kém hơn rất nhiều so với Tây du ký.

Đây là lý do vì sao "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần so với ba tác phẩm kinh điển còn lại - 6

"Thủy hử" và hai bộ phim còn lại được phát lại ít hơn so với "Tây du ký".

So với tính phổ thông của Tây du ký về đề tài, ba bộ phim còn lại có ưu và nhược điểm riêng. Nguyên tác Hồng lâu mộng có thể gọi là đỉnh cao của văn học cổ điển Trung Quốc, nhưng cốt truyện thiên về bi kịch của một gia đình bi kịch tình yêu không dễ thu hút khán giả nam như ba tác phẩm còn lại.

Tam quốc diễn nghĩa chú trọng vào đề tài quyền mưu chính trị thu hút khán giả nam, điều này không gây hứng thú cho khán giả nữ. Thủy hử cũng có những hạn chế tương tự, cốt truyện không thân thiện với nữ giới. Thậm chí một số tình tiết bạo lực trong phim còn gây ảnh hưởng xấu tới giới trẻ ngày nay. Ngoài ra, ở góc độ thời lượng, các tập phim của Tam quốc diễn nghĩaThủy hử đều rất dài. Càng về sau càng kém thú vị. Dù có phát lại cũng dễ bị mất một lượng lớn khán giả khi phát sóng được giữa chừng.

Đây là lý do vì sao "Tây du ký" được phát lại hơn 3000 lần so với ba tác phẩm kinh điển còn lại - 7

"Tây du ký" phù hợp với tất cả khán giả truyền hình.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa ba kiệt tác kinh điển này không được khán giả công nhận. So với Tây du ký, độ phổ biến của ba bộ phim còn lại chỉ kém hơn một chút. Đây đều là những tác phẩm bám sát với nguyên tác gốc - điều mà những phiên bản sau này không làm được.