Đây là những bộ phim 18+ được đánh giá cao nhưng vẫn bị cấm chiếu ở nhiều nơi

Đậm chất nghệ thuật, khai thác các khía cạnh bí ẩn thuộc về khao khát của con người,... nhưng các bộ phim này lại lỗ nặng vì bị cấm chiếu.

Trong lịch sử điện ảnh thế giới, có khá nhiều bộ phim đầu tư với kinh phí rất lớn, được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng không thể ra rạp vì tràn ngập cảnh nhạy cảm.

 1. Nymphomaniac

Bộ phim tai tiếng bậc nhất kỷ đã được đạo diễn Lars Von Trier đầu tư rất nhiều công sức lẫn tiền của. Phim kể về cuộc sống chăn gối của một người phụ nữ từ lúc thiếu thời đến tuổi 50. Bộ phim được đầu tư với kinh phí 4,7 triệu USD và dài 5 tiếng nên được đạo diễn chia làm hai phần. Nymphomaniac được công chiếu tại khá nhiều liên hoan phim và nhận nhiều lời khen với 87% bài đánh giá tích cực. Đây cũng là bộ phim được chào đón nồng nhiệt nhất tại liên hoan phim Berlin vào 2014.

Tuy nhiên, phim không thể ra rạp vì những cảnh nóng tràn ngập. Tại nhiều nơi, để có thể ra rạp, đạo diễn đành “xuống nước” bằng cách chấp nhận cắt bớt những cảnh gây tranh cãi. Đặc biệt, khi đến Thổ Nhĩ Kỳ bộ phim đã gặp nhiều cản trở. Lúc đầu, Nymphomaniac được lên lịch chiếu, tuy nhiên, phim không thể vượt qua hội đồng điện ảnh, gồm đại diện từ các bộ giáo dục, nội vụ và văn hóa. Quốc gia này đã ban lệnh cấm chiếu sau một buổi bỏ phiếu công khai.

2. Last Tango in Paris (Bản Tango cuối cùng ở Paris)

Last Tango in Paris là một trong những bộ phim tai tiếng nhất thế kỷ 20. Bộ phim từng được 3 đề cử Oscar cho đạo diễn và hai diễn viên chính.

Mặc dù vậy, khi bộ phim được công chiếu, đã bị nhiều người đánh giá là... đồi bại. Phim bị cấm ở rất nhiều nước, trong đó có cả một số vùng của Anh. Phim kể về một người đàn ông có vợ đã mất. Ông cố gắng vượt qua nỗi đau và đi tới kinh đô ánh sáng Paris. Tại đây, ông gặp một người phụ nữ sắp kết hôn và có một mối tình không mấy tốt đẹp. Họ chấp nhận một mối quan hệ mập mờ đến mức hầu như không hề biết gì về nhau.

3. Requiem for a Dream (Nguyện cầu cho một giấc mơ)

Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Hubert Selby Jr được đạo diễn Darren Aronofsky chuyển thể thành công. Phim được đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Bộ phim này cũng được chiếu sớm tại Liên hoan phim Cannes năm 2000.

Mặc dù được giới chuyên môn đánh giá cao như vậy nhưng Requiem for a Dream không được kiểm duyệt sau khi xếp loại NC 17 (Cấm khán giả dưới 17 tuổi) với lý do có quá nhiều cảnh khỏa thân trực diện.

Đạo diễn Darren Aronofsky vẫn hết mực bảo vệ bộ phim nguyên bản của mình. Ông cho rằng, những cảnh phim gây khó chịu không chỉ cần thiết để truyền tải tác động mang tính tàn phá khi sử dụng ma túy mà còn được truyền cảm hứng từ những thứ mà ông tận mắt chứng kiến.

The Devils (Kẻ thế thân quỷ dữ)

Bộ phim về một Hồng y Giáo chủ điên cuồng vì quyền lực trong khi những con chiên của ông muốn kiểm soát một thị trấn của Pháp vào thế kỷ thứ 17. Bộ phim có những cảnh khá nhạy cảm. 

Lúc đầu, hãng phim cắt đoạn nhạy cảm này để trình lên hội đồng kiểm duyệt và được công chiếu rộng rãi. Thậm chí, bộ phim được công chiếu tại một số liên hoan phim. Đến năm 2002, phần nhạy cảm này được khôi phục và gây chấn động lớn.

Sau khi đoạn phim này xuất hiện, ngay lập tức, rất nhiều quốc gia nghiêm cấm trình chiếu The Devils. Trong đó, tại Ý, bộ phim bị cấm tuyệt đối. Đạo diễn và các diễn viên trong phim bị đe dọa sẽ bị ám sát nếu họ dám đặt chân đến đất nước này.

Lạc lối ở Bắc Kinh

Đây là bộ phim có sự góp mặt của hoa đán màn ảnh Trung Quốc Phạm Băng Băng. Bộ phim thu hút được khá nhiều người xem nhưng lại gây nhiều khổ ải cho Phạm Băng Băng. Những cảnh 18+ không những ảnh hưởng đến hình tượng của "Phạm gia" mà còn khiến bộ phim được đưa vào danh sách cấm chiếu.

Trong phim, Phạm Băng Băng vào vai Lưu Bình, một phụ nữ thuộc tầng lớp lao động bình dân, đã có chồng. Lưu Bình bị ông chủ hãm hại và những biến cố lớn của cuộc đời cô cũng bắt đầu từ đó. 

Bộ phim gây tranh cãi lớn, một số người ủng hộ cho rằng, bộ phim không hề dung tục, nó phản ánh đúng tâm lí của con người, những mặt trái của khao khát tình yêu. Trong khi đó, người phản đối thì cho rằng, bộ phim làm xấu hình ảnh đoan trang, hiền thục của người phụ nữ châu Á.