Nhắc tới Doraemon, ai cũng sẽ nhớ tới những tiếng cười mà bộ truyện này mang lại. Tuy nhiên, Doraemon cũng để lại cho ta những bài học quý giá.
Đối với rất nhiều người, Doraemon là một huyền thoại trong làng truyện tranh. Tại sao nó lại xứng đáng đứng ở vị trí này? Vì Doraemon đã giúp cho mọi người được có những phút giây vui vẻ sau những giờ học, giờ làm việc mệt mỏi. Không chỉ vậy, bộ truyện này còn mang cho người đọc những bài học bổ ích. Nhờ cách truyền đạt gần gũi và hài hước của mình, Doraemon đã phần nào giúp cho xã hội tốt hơn. Có thể nói rằng, đây là một trong những bộ manga giàu ý nghĩa nhất Nhật Bản.
Ý nghĩa mà Doraemon truyền tải cho chúng ta chẳng nằm ở thứ gì sâu xa cả. Thực ra, nó được “khắc ghi” vào trong từng chap truyện. Chỉ có điều là ít ai có thể nhận ra được điều này. Vì con người giờ đây quá tập trung vào những thứ xa vời mà bỏ quên những gì gần gũi, thân thuộc với họ. Sau đây là những bài học mà bạn có thể rút ra được từ chap 9 trong Doraemon.
Lười biếng là khởi nguồn của mọi rắc rối
Đây là chân lý mà các cụ từ xưa đã truyền lại cho chúng ta. Và chap 9 trong Doraemon đã “khắc in” chân lý này vào từng phần tranh truyện. Ở trong chap này, ta thấy được một Nobita lười đến độ lúc nào cũng nằm ườn 1 chỗ. Chính vì thế, Nobita đã phải trả một cái giá khá đắt. Cậu không chỉ bị mẹ mắng mà còn suýt nữa chết vì bị cái bóng “thế chỗ”. Qua đó, ta có thể thấy được tác hại khủng khiếp của lười biếng đối với mỗi con người chúng ta.
Mong rằng, sau bài này, các bạn hãy dần dần sửa cái thói lười biếng trong bạn. Tuy lười biếng không đe dọa mạng sống như trong chap 9 của Doraemon, nhưng hậu quả của nó có thể rất khó lường. Thậm chí, chẳng ai có thể nhận ra thói xấu này sẽ hại bạn thế nào cả. Vì thói lười biếng sẽ hủy hoại dần ý chí của bạn. Chính vì vậy, tốt nhất các bạn nên rời khỏi giường để bắt tay vào việc “xây dựng” tương lai cho bản thân mình. Chắc chắn rằng, nỗ lực bạn bỏ ra sẽ không làm bạn thất vọng.
Lơ đãng là con đường dẫn tới thất bại
Chắc chắn ai cũng biết rằng Nobita là kiểu người toàn để đầu óc trên mây. Ít khi nào cậu ấy nghe góp ý của người khác một cách chân thành. Vào những lúc như vậy, Nobita thường giả vờ lắng nghe trong khi vẫn để đầu óc ở một phương trời nào đó. Chính vì vậy, cậu ta đã phải chịu không ít rắc rối. Thậm chí, những rắc rối đó không ít lần đe dọa tính mạng cậu, ví dụ như trong chap 9.
Trong chap này ,vì không nghe kỹ lời dặn dò của Doraemon, Nobita đã để cái bóng đi ra ngoài quá lâu. Chính vì vậy, cậu ta đã tự “mở ra” đường chết cho mình. Rất may là Doraemon đã chặt đứt “con đường” đó để cứu lấy Nobita. Tuy nhiên, Doraemon sẽ không thể có mặt ở ngoài đời để cứu chúng ta như vậy được. Ta sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho những thông tin bị đánh mất do lơ đãng, và cái giá phải trả cho chuyện này thường rất lớn.
Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên để tâm vào những gì mình làm hơn một chút. Nếu làm như vậy, bạn sẽ không cần phải hối hận vì đã bỏ lỡ điều gì cả.
“Không có kế hoạch” chính là kế hoạch để thất bại
Bài học này được thể hiện rất rõ trong Doraemon chap 9. Trong chap này, Nobita suýt nữa đã bị cái bóng “thế chỗ”. Rất may là nhờ kế hoạch của mình, Mèo Ú đã cứu mạng Nobita thành công. Sự việc này đã cho ta thấy rằng, nếu muốn hoàn thành được mục tiêu thì kế hoạch là thứ không thể thiếu.
Đây thực sự là một bài học có tính thực tế rất cao. Vì ở trong xã hội này, kẻ có kế hoạch tốt thường là kẻ sẽ leo lên được đỉnh cao sự nghiệp. Có thể nói, việc vạch ra cho mình một kế hoạch cuộc đời là rất quan trọng. Ngoài kia, không ai quan tâm là bạn đã “hoạch định” trước cho mình cái gì cả. Luật chơi rất đơn giản: kẻ có kế hoạch tốt hơn sẽ luôn giành chiến thắng. Nếu bạn không giỏi lập kế hoạch thì cứ lập cho có, vì thế còn đỡ hơn là ăn không ngồi rồi. Vì nếu không có kế hoạch, bạn sẽ cầm chắc thất bại.
Doraemon: Nếu bảo bối ‘Bút chì máy tính’ có thật, mọi chuyện sẽ thế nào?