Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ

Đằng sau những cảnh ăn uống hấp dẫn, ngon mắt trong các bộ phim Hoa ngữ là không ít tình huống "dở khóc dở cười" ở hậu trường.

Khi quay cảnh ăn uống, các diễn viên phải ăn đi ăn lại nhiều lần trong khi phần lớn đồ ăn được chuẩn bị sẽ không thể bổ sung hay thay mới hoàn toàn. Vì thế món ăn dù ngon đến đâu để ngoài trời cả ngày cũng bị biến đổi về chất lượng hoặc bị côn trùng "hỏi thăm". Để khắc phục điều này các nhà làm phim Trung Quốc đã nghĩ ra rất nhiều ý tưởng độc đáo.

Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ - Ảnh 1.

Trần Kiến Bân và Thái Thiếu Phân trong Chân Hoàn truyện.

Đối với đồ ăn thật bị nguội khi quay, người ta sẽ đổ nước nóng hoặc phết một lớp dầu ăn lên trên để tạo cảm giác như vừa mới nấu. Trong Chân Hoàn truyện, Trần Kiến Bân (đóng vai hoàng đế) từng phải cố nuốt một miếng đồ ăn có mùi vị kỳ lạ do Thái Thiếu Phân (thủ vai Hoàng hậu Nghi Tu) gắp cho.

Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ - Ảnh 2.

Trần Kiến Bân từng cắn miếng tôm bằng nhựa.

Bên cạnh đó, các nhà làm phim còn sử dụng đồ ăn bằng nhựa để có thể tái sử dụng nhiều lần. Cũng trong Chân Hoàn truyện Trần Kiến Bân từng suýt "mẻ răng" khi đưa lên miệng cắn miếng tôm bằng nhựa.

Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ - Ảnh 3.

Trong khi quay Hoa Thiên Cốt, Triệu Lệ Dĩnh từng thực hiện cảnh ăn ngon lành một bát cơm. Ít ai biết miếng thịt trong bát cơm chỉ là đồ giả.


Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ - Ảnh 4.

Chiếc màn thầu mà Triệu Lệ Dĩnh đang thưởng thức thực ra chỉ là sản phẩm của công nghệ đồ họa.


Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ - Ảnh 5.

Ngoài vấn đề đồ ăn thật-giả, việc lặp lại cảnh quay chỉ với một món ăn cũng là cực hình với các diễn viên. Trong Danh nghĩa nhân dân, diễn viên gạo cội Hầu Dũng có 1 cảnh quay liên quan đến việc ăn uống. Cụ thể anh phải đóng cảnh ăn liền 5-6 bát. Nhìn món mì trông rất hấp dẫn nhưng thực ra nó chỉ là mì trụng nước sôi vô cùng nhạt nhẽo khó ăn.

Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ - Ảnh 6.

Nữ diễn viên Dương Mịch cũng từng phải cố gắng ăn cả chục bát cơm trắng trong Cung tỏa tâm ngọc để có được cảnh quay hoàn hảo nhất.

Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ - Ảnh 7.

Phải ăn thực phẩm có hương vị dở tệ lại là nỗi khổ khác của các diễn viên. Trong phim Cố lên, bạn là tuyệt vời nhất, nam diễn viên Đặng Luân đóng vai Hách Trạch Vũ. Nhân vật này từng phải ăn thực phẩm dành riêng cho cún một cách ngon lành để giành được hợp đồng quảng cáo. Do vậy để tăng độ chân thực Đặng Luân đã thực sự dùng thức ăn cho cún trong phân đoạn nói trên.

Trong bộ phim cổ trang Trần tình lệnh, nhân vật Ngụy Vô Tiện (do Tiêu Chiến thủ vai) khiến khán giả nhỏ nước miếng khi thưởng thức cá nướng nhưng sự thật là anh đang phải ăn một con cá chưa chín.

Nếu là một fan trung thành của phim Hoa Ngữ, không khó nhận ra bát cơm trắng có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong cảnh quay. Đây cũng chính là một trong những bí mật của các nhà làm phim xứ Trung.

Hậu trường không như mơ sau cảnh ăn uống ngon lành trong phim Hoa ngữ - Ảnh 8.

Việc lựa chọn cơm thay vì những đồ ăn khác cũng có lý do của nó. Thứ nhất, cơm bao gồm những hạt rất nhỏ, dù phải thực hiện cảnh quay nhiều lần, ăn đi ăn lại cũng khó bị phát hiện. Trong khi đó nếu dùng bánh bao hay mì sợi, chỉ cần cắn một miếng sẽ phải thay mới trong trường hợp cần quay lại. Thêm vào đó khi ăn mì thường phát ra âm thành xì xụp, ảnh hưởng đến cách phát âm của diễn viên. Việc này có thể xử lý hậu kỳ nhưng cũng khá mất thời gian và công sức.

Thứ hai, cơm chính là món ăn tạo cảm giác hình ảnh tốt nhất vì nó là thực phẩm quen thuộc của mỗi gia đình. Ngoài ra khi sử dụng cơm, các món ăn khác cũng phải đi kèm như rau, thịt, cá, canh... sẽ khiến khung hình sinh động, nhiều màu sắc hơn. Nếu là mì hoặc bánh, bữa ăn sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán.