Điệp viên nhí nhố của Rowan Atkinson đã trở lại với chuyến đi lần thứ ba đầy tự hào mang theo phong cách hoài cổ nhẹ nhàng. Nhiều năm có thể đã trôi qua kể từ bản gốc năm 2003 và phần tiếp theo Johnny English Reborn năm 2011, nhưng phần mới nhất của tác phẩm "nhại" theo James Bond vẫn đưa khán giả về khung cảnh của những năm 2000, với các điệp viên bí mật chiến đấu với các công nghệ kỹ thuật số phổ biến, và sự thiếu năng lực của anh ta đem lại cho khán giả những tiếng cười sảng khoái.
Đã rất lâu kể từ khi anh nghỉ hưu từ nhiệm vụ MI7 và trở thành một giáo viên địa lý (để đào tạo các tài năng gián điệp mới, như anh ta đã tuyên bố), Johnny English (Atkinson) đã được triệu tập lại để giúp truy bắt một hacker tài năng, khi lần đầu tiên một số đợt tấn công mạng đã thâm nhập được vào cơ sở dữ liệu của các cơ quan chức năng của Anh - mặc dù English thậm chí không sẵn sàng để sử dụng điện thoại thông minh.
Nhiệm vụ này đã đưa English gặp lại trợ lý Bough (Ben Miller) và đưa anh ta về phía nam nước Pháp, nơi anh ta đi qua con đường với chủ sở hữu của du thuyền sang trọng (một người tình cũ của Bond, Olga Kurylenko), một người mà theo English thì rõ ràng là một điệp viên nước ngoài. Trong khi đó, thủ tướng Anh (Emma Thompson) rất say mê với một ông trùm công nghệ Mỹ (Jake Lacey) và cho rằng bà ấy sẵn sàng nhượng quyền kiểm soát mạng lưới công nghệ thông tin của nước Anh cho ông trùm này.
Trong khi các thói quen vui nhộn của Atkinson có sức hấp dẫn lâu dài và không thể phủ nhận, thương hiệu Johnny English đã trở nên thiếu thú vị ngay cả trước khi những tựa phim với nhiều lời châm biếm sâu sắc như Kingsman: The Secret Service (2014) và Spy (2015) hồi sinh thể loại này. Tuy nhiên, Johnny English Strikes Again, với khả năng của riêng mình, vẫn đi theo phong cách riêng của mình như thể những bộ phim phía trên chưa từng tồn tại.
Cho dù đã cài cắm rất nhiều chi tiết gây hài hước khi bộ phim cho English có cơ hội để phá hoại một nhà hàng Pháp với những màn phục vụ bàn thảm họa, sử dụng kính thực tế ảo trong môi trường sống thực tế hoặc phóng tên lửa thông qua một cuộc điện đàm không chủ đích, có một thực tế khá phũ phàng là bộ phim đã không bắt nhịp kịp được với thị hiếu hiện đại và dường như đang đánh cược vào chính bản thân mình.
Trong hầu hết thời lượng của bộ phim này, tài năng của Atkinson đối với việc sử dụng các ngôn ngữ hình thể để gây nên sự hài hước đã cứu cả bộ phim, mặc dù có một số cảnh khó xử hơn về sự hài hước bằng lời nói.
Các diễn viên phụ trợ như Ben Miller (trợ lý Angus Bough của English), Emma Thompson (thủ tướng) và Olga Kurylenko (điệp viên Nga) đã làm tốt các phần của họ, cung cấp sự tương phản quan trọng với một Johnny English cuồng nhiệt.
Nhìn chung, Johnny English Strikes Again là một bộ phim gia đình nhẹ nhàng và an toàn, mang đến tất cả những gì mà nó đặt ra: những tràng cười sảng khoái và sự vui nhộn hài hước chắc chắn sẽ làm hài lòng những người hâm mộ trung thành của Atkinson. Và nếu Johnny English Strikes Again bằng cách nào đó có thể "sao chép" được sự thành công của hai người tiền nhiệm của nó, điệp viên thân thiện này sẽ có thể trở lại để gây ra những bất tiện hơn nữa.