The Matrix Reloaded (2003) & The Matrix Revolutions (2003)
Sau khi hiện tượng The Matrix được ra mắt, các fan của loạt phim này đã vô cùng phấn khích khi biết rằng hai phần tiếp theo sẽ ra mắt trong vòng vài tháng. Nhưng cuối cùng, 2 phần phim này chỉ đem đến sự thất vọng vô hạn. Điều thú vị về các phần tiếp theo của The Matrix là cả hai đều có chung nhiều vấn đề - các chuỗi hành động dư thừa và các bài độc thoại đầy tự phụ. Tuy nhiên, 2 phần này lại tệ theo 2 cách khác nhau. Reloaded thì cố gắng truyền tải quá nhiều thứ bằng những cảnh hành động vô nghĩa chẳng đi đến đâu. Trong khi đó, Revolutions, là lại quá chậm và đem đến các kết luận “cụt lủn” đến khó chịu. Chỉ chừng đó thôi mà loạt phim này đã hứng chịu không biết bao nhiêu “gạch đá” từ chính các fan của mình.
The Dark Tower (2017)
Với những bộ phim bom tấn như It và các chương trình truyền hình đầy tham vọng như Castle Rock, các tác phẩm của Stephen King đã truyền cảm hứng cho một số dự án thành công nhất gần đây. Thật không may, Hollywood không phải nơi mà bạn sẽ mãi đúng đắn được. Bạn sẽ dễ cho rằng The Dark Tower sẽ là một bộ phim tập trung vào một Gunslinger tuyệt vời và Man in Black “ngầu lòi bá đạo”. Tiếc thay, sân khấu lại được trao cho một đứa trẻ nhạt nhẽo đến vô vị. Điều tệ hơn nữa, bộ phim này được cho là phần tiếp theo của tiểu thuyết đã rất thành công của Stephen King, nên lẽ ra bộ phim đã phải thành công rồi chứ nhỉ?
Ghostbusters (2016)
Với một số bộ phim khác trong danh sách này, người hâm mộ ít nhất phải ra rạp thì mới ghét nó được. Tuy nhiên, với Ghostbusters, thì sự ghét bỏ đã có ngay từ trước khi bộ phim ra mắt, với vô vàn những lý do khác nhau. Nhiều người hâm mộ đã tỏ ra tức giận với lý do cho rằng đây là một bản làm lại quá tệ của một trong những bộ phim hài kinh điển nhất lịch sử điện ảnh. Những người hâm mộ khác đã thất vọng vì họ sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy một “Biệt đội săn ma” thứ thiệt nữa, với các diễn viên đã thành danh với bộ phim như Bill Murray. Một số thậm chí còn cho rằng Ghostbusters giờ toàn bao gồm “phái yếu”, chủ yếu là để thu hút sự chú ý đến vấn đề bất bình đẳng giới hiện tại ngay trong Hollywood. Trong khi đó, còn có những người hâm mộ chỉ cảm thấy khó chịu khi họ phải nghe quá nhiều tranh cãi liên quan đến một bộ phim mà thật sự không đáng để tranh cãi nhiều tới như vậy.
Death Note (2017)
Hollywood đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng anime chuyển thể live-action không bao giờ là một ý tưởng tốt cả. Ngay cả với một trong những bộ anime tốt nhất, chặt chẽ và ổn định nhất mọi thời đại như Death Note đi chăng nữa. Với những kỳ vọng như thế, những người tạo nên bộ phim năm 2017 này có lẽ đã phải thành công rực rỡ chỉ với việc casting đúng người đúng vai mà thôi. Mặc dù vậy, thật sự tuyệt vời khi thấy bộ phim dù có chặt chẽ đến đâu mà vẫn thảm bại như vậy thì quả là nực cười quá đi mà. Các diễn viên không thực sự nhập tâm với vai diễn, bộ phim không có nổi một cao trào thực sự nào, cốt truyện lại vô nghĩa, và bối cảnh còn không phải ở Nhật Bản. Đây là không phải là Death Note, đây là một sự kết hợp thảm họa giữa Final Destination và 13 Reasons Why thì đúng hơn!
The Last Airbender (2010)
Trước hết, nhồi nhét mùa đầu tiên của một chương trình truyền hình vào một bộ phim dài 100 phút đã tạo cảm giác như bạn đang đối địch lại với người hâm mộ rồi. Nó như thể các nhà làm phim đang ám chỉ rằng họ có thể đem đến nhiều hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Avatar: The Last Airbender được coi một chương trình tuyệt vời, nhưng thật khó để nói bộ phim chuyển thể cũng thành công như thế. Bộ phim này đã thất bại ngay từ lúc cái tên M. Night Shyamalan được nhắc đến, người rõ ràng là không hề phù hợp với một bộ phim hành động giả tưởng. Việc không ai có thể phát âm chính xác tên nhân vật Aang là đủ để cho bạn biết lý do tại sao người đàn ông đã thắng Giải Mâm xôi vàng rồi chứ nhỉ?
Batman & Robin (1977)
Batman đã kinh qua không biết bao nhiêu gian khổ mới tới được vị thế của ngày hôm nay. Đó là trước khi bạn xem phiên bản của Joel Schumacher. Những người lớn lên với các bộ phim Batman của Tim Burton đều đơn giản đã thấy được vị anh hùng cao cả biết bao nhiêu hiển hiện bên trong một nhà tỷ phú có phần bất cần như Bruce Wayne. Và tất cả đã bị phá hỏng chỉ với phần phim này, khiến cho đến cả đạo diễn Joel Schumacher còn phải đăng đàn trực tiếp xin lỗi người hâm mộ vì đã làm ra một bộ phim… báng bổ đến như vậy về vì Hiệp sĩ Bóng đêm này cơ mà.