Thông thường thì hệ thống sức mạnh là chi tiết đóng vai trò quan trọng để giữ tính ổn định cho dàn nhân vật trong một bộ manga/anime Shonen. Chính vì vậy mà các tác giả thường sẽ thêm thắt một số chi tiết liên quan đến nguồn gốc, cách vận hành của một loại sức mạnh nào đó, khiến các tác phẩm thuộc thể loại Shonen luôn có những điểm tương đồng "bất đắc dĩ".
Cùng điểm qua 1 số ví dụ ở dưới đây nhé!
5. Tính sáng tạo
Đây cũng là một loại khái niệm xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm thuộc thể loại Shonen. Một nhân vật trong Shonen thường sẽ có khả năng sáng tạo, thiên biến vạn hóa năng lực của mình nhằm đối chọi lại với nhiều đối thủ mạnh mẽ hơn. Như khi Luffy đấu với Crocodile mặc dù đang ở thế bất lợi, hay như Josuke Higashita có thể đánh bại được Killer Queen. Naruto vận dụng tính sáng tạo để hình thành nên vô số phiên bản Rasengan, Asta thì tận dụng phản ma thuật của mình để đọ lại nhiều pháp sư khác. Ngoài ra còn phải nói đến Deku trong My Hero Academia từng đánh bại Bakugo nhờ vào khả năng quan sát lẫn tính sáng tạo cao.
4. Sức mạnh cũng đi đôi với trạng thái cảm xúc
Việc một nhân vật trở nên mạnh mẽ hơn trong mỗi trận đánh cũng nhờ vào yếu tố mang tên "cảm xúc". Ví dụ như để lần đầu đạt được Super Saiyan, thì Goku cần phải ở trong trạng thái tức giận tột cùng. Còn trong Tengan Toppa Gurren Lagann với thế giới xoay quanh khái niệm "Năng lượng Spiral". Năng lượng Spiral có tiềm năng vô hạn dựa vào niềm tin, cảm xúc, sự tồn tại và kiên trì. Fairy Tail cũng là nơi mà dàn nhân vật cũng kết hợp cảm xúc bên trong họ để gia tăng nguồn sức mạnh vốn có.
3. Không có sức mạnh "kì lạ" nào dành cho nhân vật chính
Đã từng có thời kì nơi mà cái khái niệm nhân vật chính ban đầu thường chỉ là kẻ thua cuộc, không được đánh giá cao rồi từ từ mạnh lên qua từng ngày và dần lại khiến cho nhiều fan cảm thấy hơi chán. Deku trong My Hero Academia là một góc nhìn mới mẻ hơn. Cũng áp dụng khái niệm "người bình thường rồi sẽ mạnh lên", nhưng khác so với các nhân vật cùng thể loại thì Mydoriya sẽ phải luyện tập một cách bài bản, dần thích nghi hơn với One For All để hạn chế áp lực gây ra chấn thương trên cơ thể.
2. Thêm thắt nhiều yếu tố mới vào hệ thống sức mạnh
Các series Shonen thường sẽ theo hướng dài kỳ và khái niệm arc được sinh ra để đại diện cho dòng sự kiện chính diễn ra trong manga/anime đó. Chính vì thế mà các tác giả lẫn đội ngũ biên tập sẽ cùng nhau nghĩ ra ý tưởng mới nhằm phát triển, đa dạng hơn về khái niệm sức mạnh trong mỗi tác phẩm Shonen.
Ví dụ như Haki trong One Piece không chỉ phân ra làm ba loại đặc trưng mà còn có cả phiên bản mang tên Ryuo của Wano Quốc hay trong Bleach thì có rất nhiều Bankai khác nhau của từng Shinigami. My Hero Academia thì có Quirk hay Nen ở Hunter x Hunter. Tuy vậy, thì đặc tính này đôi lúc cũng là con dao hai lưỡi làm ảnh hưởng tới chất lượng tổng thể nếu phức tạp hóa hệ thống sức mạnh.
1. Luyện tập
Ở bất kì tác phẩm nào, nhân vật luôn phải luyện tập, cải thiện năng lực vốn có của bạn thân. Đó là vì bản chất của Shonen vốn theo chặng đường dài, mà ở đó thì đối thủ sẽ không ngừng trở nên mạnh mẽ, nguy hiểm và khó lường hơn. Từ sức mạnh cơ bắp cho tới yếu tố ma thuật hay năng lực đặc biệt cũng đều phải trải qua một khóa huấn luyện từ đó không chỉ gia khả năng vốn có mà còn đa dạng hóa nó lên một tầm cao mới. Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là khóa huấn luyện Quirk trong arc Forest Camp của My Hero Academia, khi các học sinh đều phải sử dụng năng lực tới mức giới hạn của bản thân một cách liên tục để từ đó biết cách gia tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng Quirk.