Bộ phim Không Chốn Dung Thân (No Country for Old Men, ra mắt năm 2007), và series truyền hình Married with Children (sản xuất năm 1987) đã sử dụng chung một tờ báo, bất chấp chúng ra đời cách nhau tận 40 năm.
Trong bộ phim Bố Già (The Godfather), những diễn viên quần chúng xuất hiện trong cảnh đám cưới của ông trùm Don Corleone hoàn toàn là các dân “giang hồ anh chị” có thật ở ngoài đời thực. Đây cũng là tác phẩm điện ảnh nhận được sự quan tâm lớn từ thế giới ngầm ở Mỹ. Nhiều băng đảng mafia đã gửi đại diện bày tỏ muốn tham gia vào bộ phim.
Cảnh đám cưới trong phim:
Bộ phim Sự Im Lặng của Bầy Cừu (The Silence of the Lambs) đã mang về cho nam diễn viên Anthony Hopkins giải Oscar danh giá, bất chấp ông chỉ xuất hiện trên màn ảnh có đúng…16 phút.
Trận đấu quyền anh mà Al Pacino và Keanu Reeves tham gia trong bộ phim The Devil’s Advocate không phải là dàn dựng, mà đã diễn ra ở thực tế. Đây là trận đấu diễn ra trong khuôn khổ giải vô địch quyền anh thế giới diễn ra vào ngày 4/6/1996. Khi đó, Jones đã đánh bại Bryant Brannon chỉ trong 2 hiệp.
Bộ phim Học Viện Cảnh Sát (Police Academy) đã khiến cái tên “Tackleberry” trở nên nổi tiếng. Các cơ quan hành pháp ở Mỹ đã dùng cái tên này để chỉ các nhân viên cảnh sát thích tham gia vào các vụ đọ súng, hoặc những ai sử dụng súng ngay trong nhiệm vụ đầu tiên.
Trong bộ phim Những người bạn (Friends), anh chàng Joey đã suốt ngày vay tiền Chandler mà không chịu trả. Một fan của bộ phim đã tính được rằng trong suốt 10 mùa của bộ phim, số tiền nợ phải trả này đã lên tới 119.760 USD.
Thảm hành lang trong hai bộ phim The Shining và Toy Story đã giống nhau một cách bất ngờ
Bộ phim Sự Im Lặng của Bầy Cừu có một poster nổi tiếng, thể hiện hình anh một con bướm có hình đầu lâu ở trên thân. Ít ai biết được rằng hình đầu lâu đó thực chất do 6 người phụ nữ khỏa thân tạo thành.
Mối tình lãng mạn và bi thảm của Jack và Rose trên con tàu Titanic không phải là hư cấu, mà dựa trên một câu chuyện hoàn toàn có thật của một hành khách may mắn sống sót sau thảm họa. Nhân vật Jack Dawson được cho là lấy cảm hứng từ Thayer Jr., một trong số ít người sống sau vụ chìm tàu.
Cảnh vẽ tranh nổi tiếng trong Titanic:
Tác phẩm kinh dị nổi tiếng Scream Owes được đặt tên dựa theo bức tranh kinh điển của họa sỹ Edward Munch. Chiếc mặt na quái dị của kẻ sát nhân cũng được phỏng theo nhân vật trong bức tranh này.
Các diễn viên quần chúng trong bộ phim Bay trên tổ cúc cu (One Flew Over The Cuckoo’s Nest) thực chất là các bệnh nhân tâm thần được điều trị trong bệnh viện.
Thứ ở trong chiếc vali nổi tiếng của bộ phim Pulp Fiction, không phải linh hồn của Marsellus Wallace, mà chỉ là một chiếc bóng đèn.