Nếu bạn yêu thích và thường xuyên xem anime, dù ít hay nhiều cũng sẽ biết mỗi show đều có thể loại chính làm trung tâm, và thường đan xen yếu tố từ vài thể loại cùng lúc. Các thể loại của anime cũng rất rất nhiều – kể ra sẽ có nào hành động, tình cảm, kinh dị...
Vì vậy, để nắm bắt được toàn bộ những thể loại của anime (con số bất tận) không hề dễ dàng đối với một người mới, khiến cho việc tìm một anime hợp ý xem cho tùy tâm trạng, cảm hứng và sở thích còn khó hơn nữa. Do đó, danh sách những thể loại anime phổ biến với đầy đủ định nghĩa cơ bản sau đây sẽ rất hữu ích cho việc này.
17. Quân sự
Rõ ràng như tên của nó, thể loại này có nội dung liên quan đến quân sự theo cách này hay cách khác. Chiến tranh là một mảng lớn trong thể loại này, nơi mà quân đội được sử dụng một cách tối đa nhất. Thể loại này thường bắt cặp với mecha hoặc anime hành động.
Ví dụ: Fullmetal Panic, GATE, Kantai Collection
18. Âm nhạc
Những anime của thể loại âm nhạc ngày nay không được phổ biến, nhưng chúng vẫn tồn tại và tỏ ra rất hợp thời. Xuyên suốt thời lượng phát sóng, show sẽ tràn ngập âm nhạc, dù là hát, nhảy hay chơi nhạc cụ - những anime này cũng sẽ dốc toàn lực phô diễn thực lực của mình về mảng này.
Ví dụ: K-On, Beck, Mermaid Melody Pichi Pichi Pitch
19. Mystery/Kỳ bí
Có một điểm chung cho tất cả những anime này, đó chính là sự tồn tại của một bí ẩn trung tâm, có thể là một sự kiện, một địa điểm hoặc một đồ vật đặc biệt – nếu như có một bí ẩn xung quanh nó, thì anime sẽ được liệt ngay vào thể loại bí ẩn. Trong lịch sử anime, những series được yêu thích nhất thuộc thể loại bí ẩn thường có thám tử và điệp viên. Nhưng nói chung, nếu có sự việc gì kỳ lạ hay kể những thứ thông thường nhưng lại cần tìm hiểu sâu hơn để cho ra cội nguồn gốc rễ, thì đó chính là thể loại này.
Ví dụ: Detective Conan, Hyouka, Eden of the East
20. Parody/Chế
Một anime thể loại này sẽ nhại lại vô số những anime khác xuyên suốt cốt truyện. Có thể là một câu nói đùa phổ biến, một biểu tượng nổi tiếng hay nhại lại một nhân vật của anime khác, tóm lại là bất cứ nỗ lực đưa các show khác vào phạm vi của anime ấy. Một trong những anime đáng kể nhất của thể loại này chính là “Gintama”, nó thường xuyên sử dụng những yếu tố tương tự từ anime khác để phô diễn trong nội dung của mình.
Ví dụ: Gintama, Blood Lad, Senyuu
21. Cảnh sát
Đây là thể loại chú trọng vào cuộc sống và sự vật lộn của những nhân vật cảnh sát với nhiệm vụ của họ. Khởi điểm cũng chỉ là một thể loại nhân vật, những nhân vật dựa trên cảnh sát bắt đầu xuất hiện ở nhiều show đến mức nó phát triển luôn thành một thể loại tách biệt. Dù vậy, anime cảnh sát thì không chỉ có cảnh sát mà còn có thám tử, điều tra viên và cả nhân viên hành pháp trong hàng ngũ của mình.
Ví dụ: You’re Under Arrest, Psycho-Pass, Lupin the Third
22. Hậu tận thế
Những anime hậu tận thế được đặt trong bối cảnh sau khi thế giới rơi vào một trạng thái hỗn loạn: bị hủy hoại, nhân loại gần như tuyệt chủng, sống sót sau một cơn tận thế,… Trước đây, thể loại còn chưa hẳn là một chủ đề được ưa chuộng, nhưng khi người ta nhận ra sức ảnh hưởng của đề tài này ra sao thì nó đã trở thành một thể loại riêng và ngày càng được yêu thích.
Ví dụ: Sidonia no Kishi, Shin Sekai Yori, Fist of the North Star
23. Tâm lý học
Đào sâu vào cách tâm trí, tinh thần và suy nghĩ hoạt động, dòng anime này tấn công mọi cấp độ của tâm lý học, có khi cả triết học. Bạn sẽ thường thấy những trò chơi trí óc nơi bộ não còn người phải được vận dụng tối đa là trung tâm chính. Những anime thường chơi đùa với đầu óc của bạn hoặc khiến bạn phải suy nghĩ kinh khủng cũng là một phần của thể loại này.
Ví dụ: Death Note, Mirai Nikki, Zetauen no Tempest
24. Harem ngược
Nghe tên thể loại này đã biết ngay đây là thể loại đối nghịch của harem thông thường. Điều này có nghĩa là gì? Với Harem ngược, không phải là nhân vật nam chính bị các cô gái vây quanh nữa mà là ngược lại. Ở đây, một nữ chính sẽ bị các chàng trai bao vây và ai cũng là đối tượng yêu đương tiềm năng luôn.
Ví dụ: Fruits Basket, Akatsuki no Yona, Fushigi Yuugi
25. Romance
Tình yêu lãng mạn và những giây phút ngọt ngào là chủ điểm chính cho thể loại này. Những anime này có khả năng khiến tim người ta đập mạnh với những cảnh mùi mẫn và tình cảm. Tâm điểm của nói chính là mối quan hệ tình cảm của các nhân vật cũng như tình yêu bùng nổ mà họ dành cho nhau. Thể loại thường có mối liên quan mật thiết với dòng shoujo, nhưng cũng kết hợp rất tốt với hài, harem và drama.
Ví dụ: Tonari no Kaibutsu-kun, Kimi ni Todoke, Special A