Những trò "nghịch dại" nhất với ác quỷ trên màn ảnh

Cùng điểm lại những nhân vật từng "nghịch dại", trêu đùa với ác quỷ trên màn ảnh và nhận phải cái kết đắng.

Ouija và Ouija 2: Origin of Evil

Ouija và Ouija 2: Origin of Evil là hai phần phim kinh dị chính thức nhất về chiếc bàn cầu cơ cực kỳ thu hút tò mò cũng như chết chóc này. Phần đầu tiên mang không khí hiện đại về lũ thiếu niên trẻ trâu ham vui rồi trả giá bằng tính mạng. Dù không thành công nhưng cũng mang về con số lợi nhuận khá tốt.

Những trò

Phần 2 ra mắt 2 năm sau đó, đã tạo nên một cơn sốt khó tả về sự hấp dẫn của trò chơi chết chóc này. Với thủ pháp kinh dị trong phim chủ yếu là các màn jump-scare, tiếng nhạc nền ma quái thường thấy nay được thay thế bằng âm thanh cót két của đồng hồ quả lắc cộng thêm các bản nhạc phát ra từ chiếc máy quay đĩa càng giúp tăng thêm sức hút lẫn tính ma mị dị thường cho tác phẩm.

3 phần phim Witchboard

Trước khi 2 tập phim Ouija ra đời gần đây, bộ đồ chơi gọi hồn này đã khiến cả thế giới phim kinh dị thập niên 80, 90 bùng nỗ về doanh thu cũng như mang nỗi sợ hãi đầy cám dỗ cho người xem. Ba phần phim ba câu chuyện khác nhau, nếu phần một xoay quanh việc chơi cầu cơ của lũ thanh niên thác loạn thì phần 2 là truy tìm nguồn gốc cái chết của người chủ nhà quá cố do cô gái thuê bất đắc dĩ thực hiện.

Những trò

Phần 3 lại là cuộc chiến của một người phụ nữ bảo vệ người thân khi vô tình dính vào trò chơi này. Chính 3 phần phim này đã khiến người xem thay đổi cách nhìn về bộ trò chơi này, không chỉ xuất hiện và gây nên cái chết cho những kẻ tò mò, mà còn gắn liền với các câu chuyện khác ý nghĩa hơn trong cuộc sống này.

The Exorcist (1973)

Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn William Peter Blatty, The Exocirst được đánh già là bộ phim kinh dị hay nhất mọi thời đại. Tâm điểm của bộ phim là cô bé Regan, người bị chiếm hữu bởi Pazuzu, con ác quỷ từng là người bạn trong tưởng tượng của cô bé và thường xuyên tiếp xúc với bé thông qua bàn cầu cơ.

Những trò

Không chỉ vậy, câu chuyện về chiếc bàn cầu cơ trong The Exocirst còn gắn liền với nhiều cái chết bí ẩn ngoài đời thật. Vào ngày 30.05.1973, diễn viên vào đạo diễn lập dị Burke Dennings - Jack MacGowran chết do các biến chứng từ bệnh cúm ở tuổi 55 chỉ hơn một tháng trước khi phát hành chính thức của bộ phim, kỳ lạ hơn, nhân vật của MacGowran cũng chết trong phim. Valsiliki Maliaros vai mẹ của Linh mục Karras, đã chết ở tuổi 90 tuổi vào ngày 09/02/1973 trước khi phát hành phim.

Những trò

Ngoài ra, Lee J. Cobb (đóng vai thám tử William F. Kinderman) đã qua đời ba năm sau khi phát hành của bộ phim vào năm 1976 ở tuổi 64 từ một cơn đau tim. Max von Sydow vai nhà khảo cổ và là linh mục Lankester Merrin, có một người anh trai đã qua đời ở Thụy Điển trong khi bộ phim đang được khởi quay. Trong khi đó, có tin đồn cho rằng ông nội của Linda Blair (vai Regan) đã qua đời trong lúc cô bé tham gia thực hiện The Exorcist.Những vụ tai nạn thương tâm lại tiếp tục xoay quanh người thân của các diễn viên tham gia trong phim. Tài từ đóng vai linh mục trẻ Karras - Jason Miller có một con trai tên là Jordan đã bị thương nặng trong quá trình quay The Exorcist.

Không chỉ có chiếc bàn cầu cơ Ouija, các màn gọi hồn còn tồn tại muôn hình vạn trạng trong các tác phẩm khác như:

Bloody Mary

Trong bộ phim cùng tên năm 2006 lấy bối cảnh tại một bệnh viện, khi một cô y tá bị thách thức đi vào căn hầm tại chỗ làm để triệu hồn Bloody Mary. Từ đó không ai nhìn thấy cô nữa, các nhân vật có liên quan đến sự kiện ngày đó cũng dần chết không rõ nguyên nhân

Những trò

"Bloody Mary... Bloody Mary... Bloody Mary..." là câu thần chú để đánh thức con ma cùng tên. Theo truyền thuyết dân gian Mỹ, Bloody Mary là hồn ma của một người phụ nữ, bị chính những đứa con của bà giết chết từ rất lâu trong quá khứ. Người ta nói rằng, nếu ai đó muốn gặp Bloody Mary, người ấy chỉ cần vào nhà vệ sinh thường là ở trường học vào buổi tối, tắt đèn và lặp lại việc gọi tên con ma 3 lần. Rất nhiều trường hợp thử gọi hồn Bloody Mary và cũng từng thành công, cái họ thấy là chiếc bóng của con ma hiện lên cùng tiếng cười khúc khích đầy nữ tính Hồn ma này là nhân vật chính trong loạt phim kinh dị Candyman của Mỹ, hay gần đây là một thân phận khác mang tên “Đầm Bích” trong bộ phim Lời Nguyền Con Đầm Bích do Nga sản xuất, từng rất thành công khi chiếu tại Việt Nam và các nước châu Á.

Trò chơi gọi hồn qua băng từ VHS

Trong thời hiện đại, cách mà các hồn ma oan nghiệt tìm đến con mồi không chỉ đơn giản như mấy cái hộp thảy ra giữa đường hay trong nhà bỏ hoang, mà tiếp cận thú vui xem video của giới trẻ vào thời kỳ thập niên 80s 90s cũng là bối cảnh của bộ phim Beyond the Gates (2016).

Những trò

Phim xoay quanh câu chuyện tìm hồn bố của ba người con trong một lần bị dẫn dắt bởi một giọng nói lạ đến tiệm cho thuê băng và tìm thấy căn phòng cũ, nơi mà một chiếc băng đã chuẩn bị chạy đồng thời là một bàn cờ xếp sẵn. Từ đây, họ tìm đến cái nơi mà linh hồn của ông bố bị mắc kẹt, tuy nhiên cái kết của phim cũng không giống với các tác phẩm cùng loại, thay vào đó là sức mạnh của tình đoàn kết đã chiến thắng tất cả.

The Midnight Man

Thay vì triệu hồi nhiều linh hồn bất kỳ như các bàn cầu cơ dạng cũ, chiếc bàn The Midnight Man cho người chơi biết rõ kẻ mình sẽ đối đầu là tên Ác Quỷ Lúc Nửa Đêm. Để chơi trò này, cần một lọ muối để rải thành hình tròn, người chơi phải cầm cây nến di chuyển liên tục bên trong vòng tròn.

Những trò

Khi Midnight Man xuất hiện, nhiệt độ đột ngột giảm dần, hoặc bóng đen lướt qua tạo ra làn gió thổi tắt ngọn nến, trong trường hợp nến bị tắt người chơi phải ngay lập tức thắp lại ngọn nến trong vòng 10 giây. Lúc 3 giờ 33 phút sáng, tên Ác Quỷ Lúc Nửa Đêm sẽ rời đi cùng toàn bộ nạn nhân xấu số mà hắn bắt được, các thành viên vẫn còn trụ vững sẽ giành phần thắng.

Những trò

Trailer The Midnight Man

The Midnight Man cho người xem hy vọng về chiến thắng quỷ dữ trong các trò chơi gọi hồn, tinh thần mang nhiều tính thách đố hơn cũng như thu hút người xem vào cuộc chiến vẫn kinh hoàng đầy nỗi sợ hãi thấu tim nhưng chờ đợi một cái kết tuyệt vời mỹ mãn hơn cho phe con người.