Lưu Bị là một người rất lợi hại, ngay từ ban đầu ông đã rất giỏi giấu mình, nhờ cách này mà có được lòng trung thành của những người xung quanh. Chúng ta đều biết Lưu Bị cũng là một người sáng suốt, nhưng không hiểu tại sao cuối cùng khi chọn người thừa kế, ông lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng đến như vậy.
Hẳn chúng ta đều biết Lưu Thiện con trai ông là một hậu chủ kém cỏi, sau khi lên ngôi Hoàng đế đã mắc phải rất nhiều sai lầm.
Tính cách của Lưu Thiện cũng có phần hèn nhát, nếu không nhờ quân sư Gia Cát Lượng ở bên giúp đỡ, chẳng biết nước Thục sẽ bị diệt vong như thế nào.
Điều này khiến người ta cảm thấy rất kỳ lạ, bởi nếu như Lưu Bị chỉ có một người con trai thì quả thật không còn cách nào khác. Nhưng dựa theo những căn cứ lịch sử, ngoài Lưu Thiện ra, Lưu Bị còn 3 người con trai nữa.
Rốt cuộc nguyên nhân nào khiến Lưu Bị bỏ qua 3 người con trai khác, chọn Lưu Thiện thừa kế ngai vàng của mình?
Lưu Thiện quả thật quá vô dụng, chủ động đầu hàng nước Nguỵ đã đành, ngay cả khi bị nhốt lại vẫn sống rất ung dung tự tại, hàng ngày đều vui vẻ ăn uống ở trong nhà kẻ thù, không muốn trở về quê hương.
Thế nên cho đến ngày nay, mỗi khi nhắc đến Lưu Thiện, hậu thế không dành cho nhân vật này lấy một lời tốt đẹp, bởi vì chính sự yếu kém của ông mới khiến cho nước Thục rơi vào cảnh diệt vong.
Thật ra điều này có liên quan nhất định đến Gia Cát Lượng. Con trai cả của Lưu Bị tên Lưu Phong, là người rất có năng lực nhưng lại không nhận được sự tin tưởng của cha.
Một người có nhiều vợ hiển nhiên không thể chỉ có một đứa con trai, hai con trai còn lại của Lưu Bị cũng rất ưu tú, nhưng Lưu Phong bởi vì quá thông minh nên đã bị quân sư Gia Cát Lượng kiêng dè.
Gia Cát Lượng luôn cảm thấy năng lực của Lưu Phong quá mạnh, vả lại dã tâm cũng rất lớn, cho nên vẫn luôn khuyên Lưu Bị nhất định phải đề phòng Phong cẩn thận.
Bởi vậy cuối cùng Lưu Bị cũng đã không cho Lưu Phong làm Thái tử.
Thật ra người con trai cả này quả thật có tài năng về mặt quân sự, nhưng rốt cuộc Lưu Phong có năng lực chính trị hay không thì không có ghi chép cụ thể, nên có lẽ đứa người con này chỉ là một tướng quân tài giỏi, nhưng lại không tề tựu đủ các yếu tố cần thiết để làm một Hoàng đế.
Muốn đất nước phát triển tốt, tuyệt đối không nên để một võ tướng làm Hoàng đế, huống chi Lưu Phong chỉ là con nuôi của Lưu Bị.
Còn hai người con trai còn lại của Lưu Bị thì sao?
Nếu chỉ tính con ruột thì Lưu Thiện là con trai lớn nhất của ông. Nhưng cho dù có như vậy thì vẫn là đứa trẻ sinh ra sau khi Lưu Bị đã lớn tuổi.
Vì thời còn trẻ bận chinh chiến khắp nơi, nên những người vợ trước đó Lưu Bị cũng đều đã qua đời, cho đến khi mọi thứ yên ổn mới sinh được Lưu Thiện, điều này gây ra tình trạng tuổi tác của người cha đã rất lớn, nhưng con vẫn còn quá nhỏ.
Khi Lưu Bị qua đời, người con trai lớn nhất của ông là Lưu Thiện mới chỉ 16 tuổi, vậy thì tuổi của 2 người con trai còn lại là Lưu Vĩnh và Lưu Lý sẽ càng nhỏ hơn. Như vậy, 2 người này càng không có khả năng để thừa kế ngai vàng, cho dù có được thừa kế, e rằng cũng sẽ trở thành con rối của người khác.
Đây cũng là tình huống mà Lưu Bị không có nhiều lựa chọn, nên chỉ có thể để người con trai lớn nhất thừa kế vương vị.
Hơn nữa thời cổ đại có một quy tắc, đó là con trai trưởng sẽ được phong làm Thái tử, Lưu Bị không thể làm trái quy tắc này, nếu không sẽ gây ra rối loạn trong nội bộ nước Thục, đặc biệt là trước đó đã có những tiền lệ như con trai của Viên Thiệu nổi loạn để tranh cướp ngai vàng.
Thật ra Lưu Bị đã cân nhắc rồi mới đưa ra quyết định này, vả lại những việc khi ấy ông nghĩ tới cũng đều đã được kiểm chứng.
Thật ra hồi nhỏ Lưu Thiện cũng rất thông minh, nhưng không hiểu tại sao sau khi trưởng thành lại trở nên vô dụng, hơn nữa ưu điểm lớn nhất của ông ta là vô cùng nghe lời Gia Cát Lượng, về cơ bản là bảo làm gì ông ta đều làm nấy.
Ban đầu theo cách này, Lưu Thiện đã duy trì được nước Thục tương đối ổn, chỉ tiếc rằng khi không còn quân sư bên mình, ông đã không thể tự mình cáng đáng được trách nhiệm của mình.