Fan One Piece đều biết rằng Eiichiro Oda không thích hồi sinh lại những nhân vật đã chết. Thay vào đó, tác giả khiến cho các nhân vật One Piece đều rất khó chết. Có rất nhiều khoảnh khắc mà các nhân vật One Piece được cho là đã chết nhưng sự thật được tiết lộ là họ vẫn còn sống. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là nhân vật Pell.
Vậy những tác động xấu từ thói quen "chết giả" của Oda trong One Piece là gì?
1. Làm cho cảnh hy sinh của họ bớt hoành tráng hơn
Có một cảnh hy sinh trong One Piece có lẽ sẽ hoành tráng và gây ấn tượng mạnh hơn nếu nhân vật thực sự chết. Vâng, tôi đang muốn nhắc đến cảnh hy sinh anh dũng của Pell. Rõ ràng Pell không đóng nhiều vai trò gì sau sự cố đó, nên việc để nhân vật Pell chết như một anh hùng có thể khiến khoảnh khắc quả bom phát nổ trên Alabasta xúc động hơn rất nhiều.
Ảnh hưởng xấu duy nhất nếu Pell chết khi đó có thể là Luffy và Vivi sẽ khó tha thứ cho Crocodile hơn. Việc mọi người dễ dàng chấp nhận Crocodile hơn vì cuối cùng nhân vật phản diện này không gây ra bất kỳ cái chết lớn nào trong âm mưu ở Alabasta. Nhưng vì Pell sau đó được tiết lộ là còn sống, nên nếu bạn đọc lại cảnh đó, cảm xúc sẽ không nhiều như ban đầu nữa.
2. Gây sóng lớn trong lòng người hâm mộ
Thông thường, nếu một nhân vật được tiết lộ là còn sống, người hâm mộ One Piece đều sẽ nảy ra tranh cãi vì những ý kiến bất đồng. Có những người hạnh phúc, cũng có những người buồn bã vì những khoảnh khắc chết chóc của một số nhân vật thực sự chỉ là "cú lừa". Đặc biệt thường có một khoảng dừng dài giữa thời điểm nhân vật được cho là đã chết và sau đó được tiết lộ là còn sống. Vì vậy, các fan ngày càng khó tin rằng một nhân vật One Piece chết.
3. Có nhân vật chết thật nhưng fan vẫn không thể tin được
Việc Yasuie bị bắn chết hay Pedro không để lại dấu vết gì sau vụ nổ tự sát, nếu trong các bộ manga khác, sự cố như thế này sẽ khiến người đọc bất ngờ vì những nhân vật rơi vào tình trạng đó chắc chắn sẽ chết. Nhưng vì đã có rất nhiều cái chết giả xuất hiện trong One Piece, và bản thân các nhân vật One Piece cũng rất khó chết, nên người hâm mộ khó có thể tin tưởng và xử lý những khoảnh khắc chết thật như thế này.
Tôi nghĩ rằng ngay cả bây giờ vẫn có những người tin rằng Pedro đã sống sót sau vụ nổ bom. Hoặc Yasuie có thể vẫn còn sống mặc dù bị bắn vào người. Thậm chí, cũng có nhiều suy đoán về các nhân vật đã chết trong hồi tưởng có thể quay trở lại. Ví dụ, có giả thuyết rằng Oden vẫn còn sống nhưng bị Kaido giam giữ. Giả thuyết này nổi lên một thời gian ngắn khi chi tiết Oden giả xuất hiện trước mặt các Cửu Hồng Bao.
4. Ảnh hưởng từ cảnh hy sinh của nhân vật bị giảm đi vì người hâm mộ vẫn nghĩ rằng một số nhân vật có thể sống sót
Sau rất nhiều cú lừa đến từ Oda, người hâm mộ không còn tin tưởng một nhân vật thực sự chết. Vì vậy, nhiều khi sự hy sinh của nhân vật không còn quá in sâu và để lại cảm xúc quá lớn trong lòng người hâm mộ, bởi họ nghĩ biết đâu nhân vật đó vẫn còn sống. Điều này đã xảy ra khi Kiku và Kanjuro dường như đã chết ở chương 1014, sau đó Kinemon bị đâm ở chương 1015.
Với những vết thương như thế, dường như sẽ gây tử vong cho nhân vật. Nhưng vì Oda làm ra những cái chết giả quá thường xuyên, nên độc giả không chắc liệu họ có thực sự chết hay không. Cuối cùng, tác động của những màn hy sinh không lớn như nó cần phải có. Một số người vẫn sẽ nghĩ rằng những nhân vật này có thể sống lại sau này. Giống như những người đồng đội của Wyper, những người được cho là đã chết vì bị điện giật bởi Enel, nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, họ vẫn sống khỏe re.