Trong Tam quốc chí, Tuân Úc là một vị quân sư đại tài thời Đông Hán. Ông là một trọng thần rất có tiếng tăm trong các mưu sĩ của Tào Tháo, được Tào Tháo gọi là "Ngộ chi Tử Phòng", so sánh ông với Trương Lương, một trong Hán sơ Tam kiệt trứ danh. Đương thời ông giữ chức Thượng thư lệnh, nên người đời hay kính gọi ông là Tuân Lệnh quân. Tuân Úc xuất thân là một vị quan dưới triều nhà Hán.
Do đó, ông luôn một long trung thành với triều đình. Khi đại loạn nổ ra, các chư hầu nổi dậy, ông luôn tìm cách phục hưng Hán thất. Vấn đề ở đây là tại sao ông lại chọn theo Tào Tháo mà không phải là Lưu Bị - một người cùng chung chí hướng? Mục đích của ông là gì? Liệu ông có thực sự trung thành với Tào Ngụy?
Bỏ Lưu Bị, đầu quân Tào Tháo
Lưu Bị và Tuân Úc có chung một mục đích khởi nghiệp, đó chính là phục hung Hán thất. Nhưng xuất thân cả hai quá khác nhau. Tuy Lưu Bị tự xưng là mang dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh Vương nhưng không hề có bằng chứng gì, chỉ biết rằng từ nhỏ ông đã làm nghề đan giày cỏ để sống qua ngày. Còn về Tuân Úc, sau lưng ông là cả một gia tộc danh giá có truyền thống phụng sự nhà Hán. Từ ông nội cho đến cha, chú đều làm quan trong triều, do đó việc ông phục vụ một kẻ đan giày là điều khó chấp nhận.
Xét về thực lực, Tào Tháo lại hơn Lưu Bị rất nhiều. Tuy mang tiếng bất trung, nhưng Tào Tháo là một vị quân chủ có tài thao lược, có con mắt nhìn người tinh tường, đối đã với người tài rất hậu. Hơn nữa, Tào Tháo trước đó còn là quan lớn trong triều, cũng dốc long phụng sự nhà Hán. Những điều trên đã khiến Tuân Úc kính phục và đầu quân cho họ Tào.
Đầu phục, sau không phục
Như đã nói trên, nguyên nhân chính để Tuân Úc đầu quân Tào Tháo chính là cùng nhau dốc long phục hung Hán thất. Khoảng thời gian đầu khi về với tay Tào Tháo, ông đã hiến rất nhiều kế sách khiến Ngụy quốc thắng không biết bao nhiêu là trận. Ông được Tào Tháo giao cho chuyên lo sự vụ hành chính, đặc biệt khi Tào Tháo mang quân đi chinh chiến thì Tuân Úc lãnh trách nhiệm quản lý hậu phương.
Tuy nhiên khi quyền lực của Tào Tháo đạt đến đỉnh điểm thì giữa ông và Tuân Úc lại nảy sinh mâu thuẫn. Việc Tào Tháo chủ ý xưng hiệu đã khiến Tuân Úc phải suy nghĩ lại về chủ công của mình. Bởi lẽ, trước sau như một, Tuân Úc theo Tào Tháo là vì ông nghĩ họ Tào sẽ có khả năng gầy dựng lại nhà Hán, chứ không phải vì cơ nghiệp riêng mà lật đổ Hán thất. Việc Tuân Úc cản trở mình xưng hiệu đã khiến Tào Tháo rất bực. Từ dó, ông không hề xem Tuân Úc là cánh tay đắc lực nữa. Tuân Úc cũng từ đó mà trở nên không phục Tào Tháo nữa.
Lòng trung thành bị mất đi bởi sự hụt hẫng và tổn thương
Việc Tào Tháo muốn tự mình xưng hiệu khiến Tuân Úc tổn thương và vỡ mộng. Vì Tào Tháo trong con mắt ông vốn là trung thần nhà Hán, hết lòng trung hưng nhà Hán chứ không phải là kẻ lấy việc giúp nhà Hán làm chiêu bài dần dần cướp ngôi. Đối với ông, đó là một hành động bất trung, bất nghĩa. Ông đã vô cùng thất vọng vì một vị chủ công mình đã từng hết long trung thành nay lại trở thành một kẻ phản nghịch dối trá.
Từ đó, ông không còn hết long phụng sự Ngụy quốc nữa. Tào Tháo thấy vậy, biết ý nên cũng sai ông lĩnh quân ra trấn giữ huyện Tiêu. Động thái này như giọt nước làm tràn ly của Tào Tháo. Mượn việc giữ thành, ông đã tước đi chức vụ Thượng thư triều đình mà Tuân Úc nắm giữ bấy lâu. Sau đó không lâu, Tuân Úc qua đời một cách bí ẩn. Và chỉ chờ có thế, Tào Tháo lập tức xưng hiệu một năm sau đó.