Top 30 trận đấu tay không ấn tượng trong anime (phần 1)

28/07/2021 Shikaku Nara đã cống hiến cả đời của mình cho làng Lá cũng như con trai mình. Shikamaru quả thật rất may mắn khi có một người cha như vậy.

Những trận đấu tay không, những trận đấu thuần võ thuật trong anime luôn tỏ ra hứng thú người xem, đây là top 30 cái tên do Game4V tổng hợp từ nhiều nguồn.

Anime thường nổi bật về những cảnh chiến đấu điên cuồng với những thanh kiếm khổng lồ phép thuật hoặc sức mạnh siêu nhiên,… Nhưng theo tôi, những trận chiến tay không, những trận chiến thuần võ thuật mới là hay nhất trong anime. Nó không hoa mĩ, không màu mè mà chỉ có những nắm đấm với một số động tác võ thuật.

Vì vậy, hôm nay Game4V sẽ điểm qua top 30 trận chiến đấu tay không chỉ với nắm đấm trong anime và tôi hy vọng các bạn sẽ thích nó.

♦ Lưu ý: 30 cảnh chiến đấu trong bài viết tập hợp từ nhiều anime khác nhau nên gần như có mức độ xếp hạng ngang nhau, người viết cũng không có chủ ý xếp hạng. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ không bao gồm Dragon Ball.

Top 10 cô gái xinh đẹp ‘có sừng’ trong anime

1. Eren vs Titan Hình Nữ

Hãy bắt đầu với bộ anime quen thuộc trong thập kỉ gần đây, Attack on Titan. Cụ thể là trận đấu giữa Eren và Titan Hình Nữ. Eren và Titan Nữ đã chạm mặt nhiều lần trong mùa đầu của Attack on Titan nhưng chúng ta sẽ nói đến cảnh Eren chứng kiến cái chết của đội Levi.

Eren lập tức bị kích động và chuyển sang trạng thái thịnh nộ hoàn toàn, biến thành một Titan như anh vẫn thường làm. Nghiêm túc mà nói, Eren ở 3 mùa đầu rất nóng nảy và dễ bị kích động nên hành động biến đổi thành Titan ở cảnh này là dễ đoán. Chúng ta thấy tinh thần đồng đội sụp đổ khi đối mặt với kẻ thù không thể vượt qua, ở đây là Titan Hình Nữ. Eren vẫn cống hiến hết mình trong trận chiến hoành tráng và vẫn là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Attack on Titan mùa đầu tiên.

Hai Titan va chạm và đối đầu với nhau bằng những cú đánh đậm chất Muay Thái và Boxing, nhưng cuối cùng, Titan Hình Nữ chiến thắng và suýt ăn thịt Eren nếu không có sự ứng cứu kịp thời của Levi.

Đó là một cuộc chiến rất gay cấn tạo tiền đề khẳng định Titan HÌnh Nữ như một mối đe dọa lớn. Tôi đã rất sốc khi thấy Eren đánh mất điều này. Rõ ràng là tôi đã mong đợi nhân vật chính của chúng ta sẽ giành chiến thắng, tuy nhiên tôi nghĩ đây là một sự thay đổi tốt vì làm cho nhân vật phản diện cũng chiến thắng. Điều đó cho thấy rằng Attack on Titan không tồn tại khái niệm nhân vật chính là người luôn thắng. Cá nhân tôi yêu thích phim hoạt hình vì điều này. Có những biểu cảm mà chỉ các nhân vật hoạt hình mới thể hiện được. Có thể nói rằng họ đang co rúm lại vì sợ hãi và nhận thức được mình đang chống lại tử thần.

2. Kiss Shot vs Araragi

Tiếp theo, chúng ta có Kiss Shot vs Araragi. Bản chất Ma Cà Rồng của Kiss Shot được thể hiện rõ trong trận chiến này. Kizumonogatari thể hiện trận chiến giống như giữa một kẻ toàn năng đang tìm cách chết và cố hoàn thành mục tiêu đó bằng cách chiến đấu với Araragi. Vấn đề là dù một sinh vật mạnh mẽ như cô ấy vẫn sẽ chiến đấu không dễ dàng như tưởng tượng.

Tất nhiên, nó không hẳn là một trận đấu không có yếu tố siêu nhiên. Điều duy nhất giữ cho cả hai sống sót là sức mạnh của chính họ và khả năng hồi phục cực nhanh. Cuối cùng, Kiss Shot được cho là cố ý để thua, nhưng không thể phủ nhận rằng cô ấy đã có một trận chiến kinh hoàng và mãn nhãn.

Phải nói tôi bị chú ý vào trận đấu giữa Kiss Shot và Araragi vì tính chất hoạt hình của nó quá dị. Tôi khá thích series monogatari và trong một thời gian, tôi đã thực sự cố gắng xem nó theo thứ tự thời gian. Thời điểm tôi đến với Kizumonogatari là điều thực sự khiến tôi tiếp tục xem, đặc biệt là khoảnh khắc tôi nhìn thấy Kiss lên màn ảnh.

Cuộc chiến này không thể diễn tả bằng lời (bạn hãy tự xem và cảm nhận) nhưng cũng phải bật cười với thực tế là gần như phần lớn thời gian, Araragi chỉ bỏ chạy trong khi cơ thể của anh ấy bị chia làm đôi, làm tư,… Đủ mọi hình thức “banh xác” được thể hiện nhưng việc lựa chọn kiểu animation này có lẽ là tốt nhất cho trận đấu tay đôi của Kiss Shot và Araragi. Về mặt cảm xúc, cuộc chiến chủ yếu đánh vào sự cường điệu và tôi chỉ ước được xem nhiều hơn anime sử dụng loại animation tương tự.

3. Kougami vs Makishima

Khi tôi lần đầu tiên nhìn thấy poster của Psycho Pass, tôi không bao giờ mong đợi bất kỳ trận đấu tay đôi nào mà mong đợi nhiều hơn về những màn đấu súng. Kougami vs Makishima trong tập 16 của Psycho Pass là một trận chiến và xô xát dữ dội giữa hai người. Hai võ sĩ tính cách trái ngược nhau phản ánh trong phong cách chiến đấu của họ với rất nhiều chuyển động. Sự duyên dáng và chính xác của Makishima trước phong cách võ sĩ đường phố thô bạo trong Kougami. Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng có những phút giây sắc nét và ấn tượng. Đó là một cuộc chiến cường điệu và bây giờ khi nhìn lại thật hoài niệm.

Psycho Pass từ đầu không phải là một bộ anime khiến tôi chú ý. Tôi chỉ vô tình bấm vào xem khi rảnh quá không biết làm gì. Tôi thật sự khá buồn chán trong suốt phần đầu bộ anime (mặc dù nó cũng không hẳn là dở) và tình cờ tập 16 khiến tôi ngạc nhiên. Tôi lập tức chìm đắm trong hành động và animaton. Không có siêu sức mạnh hay súng ống hay những thanh kiếm khổng lồ và đây là lý do tại sao tôi luôn tìm kiếm các bộ anime thuần chiến đấu tay không đến vậy.

Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt rất lớn trong phong cách chiến đấu của cả hai. Makishima bình tĩnh và thu thập thông tin trong khi Kougami tàn nhẫn và hung hãn. Tính cách trái ngược giữa hai người này khiến tôi nhớ đến âm và dương. Thật tuyệt vời khi chúng ta có những nhà sáng tạo và các nhà sản xuất cũng như các nghệ sĩ đã làm nên animation công phu như vậy.

4. Saitama vs The Subterraneans

Đấu tay không nghe có vẻ là lối đánh duy nhất đối với anh trọc Saitama. Với mức độ one hit – one kill ở mọi cuộc chiến đối với Saitama, thực sự hơi khó để xác định một trận chiến được kéo dài và chứa đựng nhiều khoảnh khắc tay đôi máu lửa. Tuy nhiên, việc Saitama tấn công cả một chủng tộc lại tạo cơ hội cho điều đó.

Nhìn vào animation cho cuộc chiến này, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy One Punch Man mùa đầu tiên đỉnh cao như thế nào, đặc biệt nếu bạn vừa xem một tập từ phần hai. Hình ảnh động, góc máy quay cận cảnh,… tất cả đều có ở đó. Một cuộc chiến phấn khích như vậy được đẩy lên một cấp độ khác nhờ đội ngũ là animation tốt. Tôi muốn nói nhiều hơn về cuộc chiến nhưng những gì bạn mong đợi từ Saitama, nó không thực sự là một cuộc chiến mà chúng ta có thể bình luận vì nó thực tế là một đội quân một người và cũng một chiều nốt.

Hóa ra, Saitama chỉ đang mơ về toàn bộ trận chiến hoành tráng. Các trận chiến được làm sinh động tuyệt vời và có những pha hành động tay đôi đáng kinh ngạc nếu bạn muốn chứng kiến cả một chủng tộc tuyệt chủng trong khoảng thời gian vài phút. Khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy bộ phim này, tôi đã rất hào hứng với One Punch Man, bộ anime này đã trở nên điên rồ ngay khi lên sóng và nhiều người lập tức yêu thích nó nhưng khi Saitama nhận ra rằng anh ấy đang mơ, tôi hơi thất vọng vì trận chiến gay cấn vừa rồi cũng tan biến theo.

Cá nhân tôi không muốn xem nhân vật chính cứ kết liễu bất cứ phản diện này đến phản diện kia chỉ trong một cú đấm, tuy nhiên tôi vẫn yêu thích OPM nói chung. Nhưng tôi yêu thích trận chiến giữa Saitama và The Subterraneans vì nó đã giảm bớt độ OP của Saitama và đem đến nhiều cảnh chiến đấu tay không hoành tráng hơn phần còn lại của bộ anime.

5. Gon vs Hisoka

Chúng ta có trận đấu tay không tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong anime HunterxHunter theo ý kiến của tôi là Gon vs Hisoka. Tôi nghĩ rằng điều khiến việc thực hiện cuộc chiến này rất khó khăn là bối cảnh và cách nó diễn ra trong một kế hoạch lớn hơn. Từ lâu Hisoka đã trở thành chướng ngại vật thôi thúc Gon tiến lên bên cạnh những mục tiêu trước đây của cậu. Sau một cuộc ẩu đả kết thúc không tốt đẹp cho nhân vật chính của chúng ta, cả hai lại đối đầu một lần nữa trong Heavens Arena.

Gon chủ động và bắt đầu trận chiến với đòn đánh phủ đầu của mình. Sau nhiều lần thất bại, một cú đấm vào mặt đã khiến Hisoka phải nghiêm túc. Cảnh phim có phong cách đánh nhau mà trong đó cả hai võ sĩ tính toán các nước đi của nhau. Tiềm năng của Gon đã được thể hiển đầy đủ khi hai võ sĩ tận dụng nó trong một trận chiến thuần thể lực. Khi bụi tan, Hisoka vẫn hiên ngang chiến thắng đối thủ của mình. Không có gì phải xấu hổ khi thất bại đối với Gon mặc dù cậu đã cố gắng, nhưng chắc chắn đã cho Hisoka một cuộc chiến khó khăn hơn nhiều.

HxH thực sự là một bộ anime quá hay. Khi tôi lần đầu tiên xem cuộc chiến giữa Gon và Hisoka, tôi đã yêu thích tốc độ và animation của nó, đặc biệt là khi Hisoka né những cú đấm của Gon. Trận đấu rất điện ảnh và những ý tưởng, vũ đạo trong cuộc chiến này dường như rất thật. Trận đọ sức của Gon với Hisoka như chướng ngại vật mà cậu ấy đã vấp phải, nó cho thấy lỗi và điểm yếu của cậu, tạo động lực để trở nên mạnh mẽ hơn. Cuộc chiến này diễn ra trôi chảy và cực kì sạch. Hy vọng rằng HxH có thể tiếp tục và tôi chỉ ước được xem những trận đánh nhau đã làm tôi phấn khích rất nhiều hồi đó.

(còn tiếp…)

Top 11 anime về ‘tình cảm anh em’ như Yosuga no Sora

tại đây.