Những bộ phim Live-Action dựa trên Anime/Manga Nhật của Hollywood vốn đã “mang tiếng xấu” từ nhiều năm nay. Từ kỹ thuật CGI rẻ tiền, đến những tranh cãi xung quanh việc lựa chọn diễn viên, những bộ phim này trong quá khứ và có lẽ là cả tương lai, đều vẫn sẽ là một nỗi thất vọng cho fans hâm mộ quốc tế.
Vậy đâu là nguyên do khiến những bộ phim Live-Action Nhật Bản vẫn được ưa chuộng, nhưng các khán giả lại không hài lòng với sản phẩm của Hollywood?
Sự hạn chế
Việc chuyển thể Anime/Manga thành phim là một thử thách không hề nhỏ. Để làm một bộ phim điện ảnh có thời lượng 2-3 giờ, nhiều yếu tố quan trọng bị cắt bỏ.
Chẳng hạn như trong Avatar: The Last Airbender, nhà làm phim phải giải thích cặn kẽ cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, để người xem không biết đến Anime này cũng có thể thưởng thức. Không may, vì có quá nhiều chi tiết bị "nhồi" vào, bộ phim mất đi nhịp điệu phù hợp.
Một hạn chế khác đối với phim chuyển thể là những biểu cảm của nhân vật. Những biểu cảm đặc trưng chỉ có trong Anime/Manga có thể tạo ra ấn tượng khác nhau, tách biệt những cảnh hài hước với những cảnh cao trào. Ví dụ như trong Fullmetal Alchemist: Brotherhood, cùng một nhân vật nhưng lại có những biểu cảm khác nhau hoàn toàn:
Trong thực tế, diễn viên phim Live-Action sẽ không thể mô phỏng y hệt những biểu cảm này. Các biểu cảm phóng đại để gây hài hước của Anime không thể làm lại trong thực tế.
Ngân sách và CGI
Một trong những vấn đề lớn nhất với các phim chuyển thể là kinh phí cho hiệu ứng đặc biệt. Hầu hết các bộ phim đều cần đến sự trợ giúp của CGI. Đối với các Studio phim nhỏ, không đủ ngân sách, họ tạo ra những nhân vật hoặc hiệu ứng CGI không đáp ứng được kỳ vọng của khán giả. Chẳng hạn như nhân vật Shusuke Kaneko trong Death Note.
Những hiểu lầm tai hại
Đôi khi, ngay cả đạo diễn và biên kịch cũng không biết điều gì khiến series Anime/Manga gốc thành công. Vì vậy khi chuyển thể thành phim, họ bỏ lỡ các cơ hội khiến bộ phim trở nên hấp dẫn hoặc viết mới hoàn toàn.
Death Note của Netflix là một ví dụ cho việc viết mới cốt truyện gốc. Trong Anime/Manga, Light đã tìm thấy cuốn sách có thể giết người chỉ bằng viết tên người đó vào, và vì thế anh ta muốn xóa bỏ những tên tội phạm ra khỏi thế giới. Động cơ của Light khiến người xem nhìn nhận lại quan niệm đúng, sai, tội ác và sự công bằng trong thế giới hiện đại.
Trong khi đó, "Light" trong series phim này lại dùng cuốn sách để tiếp cận một cô gái. Biến động cơ nhân vật từ công lý sang tình cảm khiến cốt truyện không còn thuyết phục và chặt chẽ nữa.
"Nhuộm màu" nhân vật
Không ai có thể phớt lờ chuyện các phim chuyển thể thường "nhuộm màu" nhân vật. Thực chất, phần lớn phản hồi tiêu cực của khán giả đối với các phim như Ghost in Shell hay Dragon Ball.
Năm 2017, Ghost in Shell đã lựa chọn Scarlett Johansson cho một vai châu Á. Tương tự, The Last Airbender cũng không quan tâm tới nguồn gốc nhân vật. Mặc dù bộ phim có sự ảnh hưởng của văn hóa Đông Á, Phật Giáo, nhưng nhà làm phim lại lựa chọn diễn viên có gốc Inuit (người bản địa vùng cực Bắc châu Mỹ, châu Âu).
Hoặc trong Death Note, L đã bị "nhuộm đen" khiến không ai nhận ra nhân vật này nữa.
Điều này không chỉ xảy ra với các Anime có nhân vật châu Á. Fullmetal Alchemist năm 2017 đã lựa chọn các diễn viên Nhật Bản cho bộ Anime lấy bối cảnh Âu Mỹ.
Vẫn còn hy vọng
Mặc dù phần lớn phim chuyển thể từ Anime/Manga của Hollywood đều thất bại, vẫn có những bộ phim đáng xem. Chẳng hạn như Oldboy của Park Chan Wook và Edge of Tomorrow của Doug Liman. Alita: Battle Angel của đạo diễn Robert Rodriguez cũng được xem là một phim chuyển thể thành công.
Sau Death Note, Netflix cũng dự định chuyển thể một vài Anime đình đám như Bleach. Hy vọng rằng trong tương lai, fans Anime/Manga sẽ có cơ hội thưởng thức những bộ Live-Action đến từ Hollywood chất lượng hơn.