Xúc động với bộ tranh "Giá như" chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả

Họa sỹ đại tài Gunduz Aghayev  đã sử dụng những bức ảnh hiện thực gây chấn động để vẽ nên những bức tranh diễn tả lại ước mơ về một thế giới yên bình. Trong đó, đáng chú ý có bức tranh về trẻ em Việt Nam thời chiến

Bức ảnh về em bé Napalm Kim Phúc vừa chạy vừa khóc khi quân đội Mỹ dội bom napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972 từng đoạt giải thưởng Pulitzer. Dư luận Mỹ đã rất sốc trước hình ảnh đầy chất hiện thực này.

Giá như các em được sống trong hòa bình, không phải chạy loạn vì chiến tranh

"Kền kền chờ đợi" bức ảnh của tác giả Kevin Carter chụp năm 1993 về nạn đói ở Châu Phi. Đây là một trong những bức ảnh "ám ảnh" lòng người nhất thế giới.

Và giá như…

Người lính đang ôm hai đứa bé khỏi làn bom đạn thoát cuộc giao tranh ác liệt

Giá như ai cũng là siêu anh hùng như vậy, thế giới đã tốt đẹp hơn

Thi thể của em bé Syria di cư đã khiến cả thế giới phải thương khóc trước thảm cảnh của những người di cư khỏi vùng chiến sự Trung Đông

Và giá như em bé ấy cũng xuất hiện trên biển, nhưng là để xây ước mơ chứ không phải ra đi tức tuởi như vậy

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Nhật lâm vào khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, nạn đói xảy ra khắp nơi, khiến rất nhiều trẻ em phải bỏ mạng và được người thân đem đi hỏa táng. Hình ảnh đau lòng này đã được vẽ lại khi cả hai tươi cười rạng rỡ, vui vẻ trên bãi biển.

Hai bé gái ở Afganistan – nạn nhân của tục lệ tảo hôn, và người chồng của họ.

Và giá như, những gã chồng kia không phải là người thực, chỉ là bù nhìn.

Đống đổ nát, hoang tàn của thành phố London, Anh Quốc sau trận oanh kích của phát xít Đức năm 1940.

Giá như đấy chỉ là khu vui chơi trong công viên giải trí mà thôi