Trong trận chiến gần như là cuối cùng của Lưu Bị chống lại Đông Ngô, y đã không mang theo Gia Cát Lượng, vị quân sự mà ai cũng nghĩ rằng là số một trong lòng Huyền Đức. Không đơn giản là việc Gia Cát Lượng tấn công Đông Ngô mà nguyên nhân cốt yếu là bởi vì Lưu Bị không hề tin tưởng vào tài năng của Khổng Minh.
Năm Kiến An thứ hai mươi tư (năm 219 sau Công Nguyên) là năm mà Lưu Bị đạt đến đỉnh cao của cuộc đời, bởi vì trong năm này, Lưu Bị đã đánh bại Tào Tháo trong một trận chiến đối đầu lần đầu tiên và giành được chiến thắng vĩ đại ở Hán Trung! Tuy nhiên, năm nay cũng là năm đen tối nhất trong cuộc đời của Lưu Bị, vì không lâu sau chiến thắng Hán Trung, Quan Vũ bị đánh bại và bị giết, mất hoàn toàn cơ hội thống nhất thiên hạ...
Ngay khi Lưu Bị chuẩn bị đánh chiếm Trung Nguyên và nhìn thấy hy vọng đánh bại hoàn toàn Tào Tháo, Tôn Quyền đã khiến cho Lưu Bị vỡ mộng bởi không chỉ cướp Kinh Châu mà còn giết chết Quan Vũ. Sự kiện này khiến cho Lưu Bị quyết định san phẳng Giang Đông để trả thù cho nhị đệ của mình. Thế nhưng, kết cục thì ai cũng đã rõ, Lưu Bị thất bại nặng nề tại trận Di Lăng, tinh nhuệ của toàn bộ quân Thục gần như bị xóa sổ. Vậy tại sao Lưu Bị không mang theo Gia Cát Lượng?
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa lý giải, nguyên nhân khiến Lưu Bị không mang Gia Cát Lượng, đơn giản là bởi vì Khổng Minh không ủng hộ việc đánh Đông Ngô. Cũng theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, tài thao lược của Gia Cát Lượng được mô tả là tài như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Mỗi khi gặp kẻ thù lớn, Lưu Bị đều nghe theo lời khuyên của Gia Cát Lượng. Thế nhưng riêng lần thảo phạt Đông Ngô này thì không.
Ngoài Tam Quốc Diễn Nghĩa thì trong lịch sử đã có nhiều câu trả lời về việc này, ví dụ Gia Cát Lượng cần phải ngồi ở hậu phương để bảo vệ Thục Hán và chống lại sự xâm lược có thể diễn ra của Tào Ngụy ở Phương Bắc. Nhưng về bản chất, Lưu Bị không lấy Gia Cát Lượng đánh Ngô, chỉ vì không tin tưởng Gia Cát Lượng mà thôi!Tất nhiên, sự ngờ vực này không có nghĩa là Lưu Bị không tin tưởng vào con người của Gia Cát Lượng, mà là Lưu Bị không tin tưởng vào khả năng quân sự của Gia Cát Lượng! Chúng ta có thể thấy điều này từ những lời chứng thực của Gia Cát Lượng.
Ngay sau thất bại tại Di Lăng, chính Gia Cát Lượng phải thở dài và nói: "Nếu Pháp Hiếu Trực còn sống, đã có thể ngăn Chủ thượng dẫn binh; kể cả nếu có ngăn không được thì có ông theo cùng, nhất định có thể trở về sau thất bại".
Trên thực tế, Tam Quốc Chí không ghi chép cụ thể về việc Gia Cát Lượng phản đối Lưu Bị tấn công Đông Ngô. Vì thực tế, chiếm Kinh Châu luôn là một trong những bàn đạp quan trọng trong Long Trung đối sách của Gia Cát Lượng. Ngay từ ban đầu, Lượng đã luôn khuyên Lưu Bị phải lấy bằng được Kinh Châu, nhưng Bị đã bỏ lỡ một lần và đó là lần nuối tiếc rất lớn của Khổng Minh. Vì vậy, việc phản đối Lưu Bị tấn công Đông Ngô để đòi lại Kinh Châu, theo Sohu thì giống như là Lượng đang “tự tát” vào mặt mình.
Cũng theo Sohu, Pháp Chính mới là quân sư quyền lực số một về quân sự dưới trướng Lưu Bị. Trong chính sử, Gia Cát Lượng mặc dù có tài thao lược xuất chúng, nhưng ông là người có tài thao lược và chịu trách nhiệm hoạch định phương hướng chung chứ không phải thực thi chiến thuật trên chiến trường. Việc thực thi chiến thuật và chiến lược chiến thuật đều phụ thuộc vào Pháp Chính, lý do tại sao Lưu Bị có thể đánh bại Tào Tháo trong trận chiến Hán Trung cũng là nhờ Pháp Chính. Vì vậy, việc Bị không mang theo Lượng trong trận chiến Đông Ngô có lẽ là bởi vì Hoàng Thúc không đánh giá cao tài quân sự của Khổng Minh mà thôi. Ngược lại, việc để Gia Cát ở lại Thục sẽ tốt hơn rất nhiều.
http://kenhtingame.com/chi-1-cau-noi-nay-cho-thay-luu-bi-khong-he-tin-tuong-tham-chi-khong-danh-gia-cao-tai-nang-cua-gia-cat-luong-20220402175432399.chn