Trong tháng 10 qua tại Chicago với sự kiện "Xã hội khoa học thần kinh" thường niên, hơn 29,000 nhà khoa học đã cùng ngồi lại và bàn bạc về những nghiên cứu mới. Giữa vô vàn công trình khoa học liên quan đến nhiều khía cạnh của não bộ, có một chủ đề được đề cập nhiều đến mức đáng ngạc nhiên. Đó là chơi game. Trước con mắt chúng ta, có vô số những phương tiện thông tin đại chúng cố gắng chứng minh việc chơi game làm hại thế nào đến con người. Trải dài từ việc khiến giới trẻ lẩn tránh mối quan hệ xã hội cho đến sự tiêm nhiễm vào đầu óc những suy nghĩ bạo lực không thể kiểm soát. Vẫn còn rất ít những nghiên cứu khoa học cho thấy khía cạnh tích cực của việc chơi game. "Những tác động tiêu cực từ game được nói tới quá nhiều qua phương tiện truyền thông. Nhưng những khía cạnh tích cực thì gần như bị bỏ qua hoàn toàn." - Diễn giả Sabrina Schenk trong bản tóm tắt tại cuộc hội thảo.
Nhưng quan niệm đó nay đã hoàn toàn thay đổi. Không đơn giản chỉ vì nội dung game đang trở nên đa dạng hơn bao giờ hết, hay được trải nghiệm bởi rất nhiều tầng lớp xã hội và độ tuổi, mà còn vì nó có thể giả lập rất nhiều hoạt động ngoài đời thật. Tất cả biến game trở thành một công cụ lý tưởng cho những nhà khoa học nghiên cứu tính chất phức tạp của não bộ của một người chơi game. Điều gì khiến não bộ của game thủ trở nên đặc biệt? Có những nghiên cứu xoáy sâu vào khả năng quan sát của người chơi game khi so sánh với người không chơi game, trong khi một số khác tập trung vào khía cạnh lợi ích thần kinh cho những hoạt động ngoài đời thật. Như diễn giả Sabrina Schenk - hiện đang là nghiên cứu sinh của Viện khoa học thần kinh nhận thức thuộc trường Đại học Ruhr Bochum - Đức, cô đang chứng minh việc game thủ thực hiện các công việc nhất định tốt hơn người bình thường. Trong một thí nghiệm trình diễn tại cuộc hội thảo, cô lập ra hai nhóm chuyên biệt: một bên là "game thủ" - những người dành 20 tiếng hoặc hơn trên một tuần để chơi game; và một bên là những người "không hề chơi game". Mục tiêu của cuộc thí nghiệm là cho hai nhóm giải một câu đố thông thường, vốn là công cụ để đo lường "xác suất kỹ năng học hỏi" của con người. Tất cả não bộ người tham gia sẽ được theo dõi bởi máy chụp cộng hưởng từ. Kết quả cho thấy, không những nhóm game thủ có kết quả tốt hơn nhiều mà thậm chí còn sử dụng những chiến thuật phức tạp và đa dạng hơn để hoàn thành lời giải.
Phía không chơi game thay vào đó lại dựa vào những cách giải quyết chỉ tuân theo một hướng độc nhất. Schenk kết luận rằng não bộ của nhóm chơi game cho thấy các hoạt động cực kỳ đặc biệt trong quá trình nghiên cứu. Ở đó, người chơi game thực hiện nhiều hoạt động ở vùng vỏ não trước trán và hồi hải mã, tương ứng với khả năng học tập và trí nhớ; cũng như ở vùng vỏ não trán ổ mắt và tiểu thùy tứ giác, thường đi cùng với khả năng nhớ về những sự kiện cụ thể và học hỏi qua không gian. Những lợi thế trong não bộ game thủ Điều thú vị với những lợi thế mang tới, việc chơi game còn có thể "rèn luyện" cho não bộ của những người bình thường làm được những việc như của game thủ. Điển hình là trong một nghiên cứu từng được đăng tải trên tạp chí Khoa học thần kinh, hai tác giả Gregory Dane Clemenson và Craig Stark đã cố gắng khai thác khía cạnh "giàu có về mặt hình ảnh của môi trường xung quanh". Nói đơn giản hơn như với loài chó, khi bạn tạo nên những yếu tố mới cho môi trường sống của chúng, như mua thêm đồ chơi hay làm một cái chuồng lớn hơn, bạn đã đồng thời giúp nó cải thiện chức năng vùng đồi thị và hệ thần kinh. Trên thực tế, điều này đã được chứng minh ở rất nhiều loài động vật, và con người cũng không phải là ngoại lệ. Với khái niệm này, chúng ta có thể đưa não bộ của mình tới một không gian lớn hơn với trải nghiệm đa dạng hơn, từ đó cải thiện khả năng quan sát thậm chí làm chậm những quá trình gây hại đến não.
Tất nhiên, hai nhà khoa học cũng có những thí nghiệm chứng minh cho nghiên cứu của mình. Theo đó những người tham gia chia thành hai nhóm: một chơi game và một không chơi game. Phần đầu tiên của thí nghiệm sẽ chia nhóm người chơi theo độ phức tạp của môi trường ở những tựa game mà họ chọn. Gồm có: Tetris, Sonic the Hedgehog, Zelda cho môi trường 2D, trong khi Halo, Grand Theft Auto và League of Legends (LOL) cho môi trường 3D. Tất cả những tựa game này đều có sự khác nhau về độ phức tạp trong môi trường... trải dài từ đơn giản nhất như Tetris cho đến phức tạp hơn như LOL, nơi người chơi có thể di chuyển camera sang những môi trường khác nhau.
Phần thứ hai của cuộc thí nghiệm là cho những người tham gia một loạt các bài test về trí nhớ và chức năng vùng đồi thị. Ngay lập tức những người chơi các tựa game đồ họa 3D với môi trường được thiết kế đa dạng hơn, điểm số cho thấy cao hơn nhiều so với những người ở game 2D. Lợi ích của việc mở rộng môi trường trên thực tế mang tác động đến đời sống thật nhiều hơn chúng ta nghĩ. Hãy tưởng tượng trong trường hợp của một người già nằm liệt giường, việc chơi game cũng như khả năng tiếp cận thế giới 3D sẽ cho phép bộ não mở rộng hơn dù không có khả năng đi lại. Qua tất cả những bằng chứng và nghiên cứu khoa học đã được đề cập, chúng ta hoàn toàn có thể chắc chắn về những lợi ích thiết thực mang tới của việc chơi game. Thậm chí những lợi ích ấy còn mở ra con đường mới trong việc chữa trị các bệnh về não hay mắt. Cũng như Schenk và các đồng sự của mình từng nói: