Cách đây không lâu, hẳn game thủ vẫn còn nhớ Đài truyền hình Việt Nam đã đưa vấn đề chơi game, nghiện game lên sóng chương trình thời sự lúc 19 giờ. Trong bản tin ấy, game được miêu tả như thủ phạm khiến nhiều người bị nghiện, có nội dung bạo lực, kinh dị… Và trong mắt nhiều người, game đôi khi trở nên vô cùng tiêu cực và xấu xa.
Đối với trẻ vị thành niên và một số người lớn, chơi game về cơ bản đã trở thành tất cả những gì họ sử dụng để giải trí trên di động. Trong vài năm gần đây, tác hại của việc quá đam mê Internet đã thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội. Chơi game suốt ngày cũng đã dần trở thành một tín hiệu xấu đối với nhiều người, đặc biệt là game thủ trẻ tuổi. Từ đó, kéo theo một chuỗi những rắc rối khiến cuộc sống của game thủ, gia đình bị đảo lộn.
"Nó có thể khóa cửa phòng và chơi game trực tuyến cả đêm, nhưng sau đó nó không chịu đến trường mà không có điện thoại di động". Bà Liu, một phụ nữ sống tại Thiên Tân, Trung Quốc mô tả về con trai mình. Trường hợp này, rất giống với nhiều hoàn cảnh của gia đình Việt hiện tại, khi con trẻ dành quá nhiều thời gian chơi game.
Con trai của cô Liu năm nay đang học lớp 7, từ khi bị mê hoặc bởi một trò chơi trực tuyến nào đó, cháu đã mất kiểm soát. Bà Liu nói: "Khi được nghỉ học ở nhà, nó không kiềm chế được việc cắm đầu vào điện thoại". Những người nghiện game online không chỉ dành nhiều thời gian để chơi, thậm chí họ còn nói dối để được chơi game.
"Nó có cả một nghìn lẻ một lý do để được chạm vào điện thoại di động", cô Liu tiếp tục nói với phóng viên. "Đôi khi nó nói sử dụng điện thoại để tra từ điển. Nếu không đưa điện thoại cho nó, tôi sợ nó sẽ gặp ảnh hưởng với việc học, tôi sợ tôi sẽ sai. Nhưng khi nó đi rồi, tôi phát hiện nó cầm điện thoại để chơi game. Trừ khi tôi cứ nhìn chằm chằm, còn không cứ quay đi là nó sẽ chơi game ngay lập tức".
"Tôi từng nói với con mình rằng con không cần nói dối. Con cứ chơi và mẹ sẽ không đánh con đâu, nhưng cuối cùng thì nó vẫn nói dối". Cô Liu nói.
Theo "Báo cáo nghiên cứu hành vi gây nghiện ở tuổi vị thành niên", trẻ em không nhận được nhiều sự quan tâm của cha mẹ sẽ dành nhiều thời gian chơi game hơn những đứa trẻ khác. Chúng thiếu sự đồng hành của cha mẹ mình, vì vậy việc tìm kiếm sự hài lòng và hạnh phúc từ thế giới game đã trở thành một lựa chọn của chúng. Sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình cũng là một nguyên nhân khiến trẻ nghiện game online.
Cô Liu nói rằng cha của đứa trẻ là một người rất thích chơi game thùng, điều này có liên quan đến việc đứa trẻ tiếp xúc với game và thậm chí là sự ám ảnh của nó với game online. Trường hợp của nhân vật trong bài viết này, rất giống với nhiều hoàn cảnh của gia đình Việt Nam hiện tại, khi con trẻ đã bị thu hút bởi game và không thể thoát ra được khỏi niềm đam mê ấy.+
Đó chính là lý do tại sao mà xã hội, VTV đã lên án việc nghiện game, cũng chỉ vì muốn đưa ra một lời cảnh tỉnh đến những gia đình đang rơi vào hoàn cảnh như vậy. Hãy đưa trẻ ra khỏi thế giới ảo, đừng để chúng bị nghiện game và phải nhận những hậu quả khôn lường.