quốc tế_
Trong tình trạng hỗn loạn chưa từng có, nhiều hãng game như Gameloft, Plarium, Ubisoft thông báo rời khỏi Nga và sơ tán nhân viên của họ khỏi các vùng chiến sự.
Ngoài việc hệ thống thanh toán quốc tế bị ngắt kết nối và các vấn đề tài chính dẫn đến, việc ngừng cung cấp phần mềm cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động bình thường của ngành công nghiệp game Nga.
Tổng số hãng game ở Nga sử dụng công cụ Unity là 8,3%, sử dụng Unreal Engine 4 là 6,3%. Điều này cũng có nghĩa là rất nhiều nhà phát triển ở Nga cần đến hai công cụ này. Các nhà sản xuất cũng đã thông báo rằng họ sẽ ngừng trao đổi thương mại với Nga và các nhà phát triển trò chơi ở xứ bạch dương.
Các nhà phát triển Nga rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, một số công ty cho phép sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền, khi chịu tác động của các lệnh trừng phạt. Ngày càng nhiều công ty game và nhân viên ngành game tại Nga chọn ra đi.
Mới đây, App2Top và Talents In Games đã cùng nhau đưa ra kết quả sau điều tra bảng câu hỏi thống kê về việc các hãng game tại Nga chọn rời đi khi chiến sự nổ ra. Báo cáo cho thấy có khoảng 20% hãng game chọn rời đi. Những đơn vị rời đi trong tháng đầu tiên sau khi chiến tranh bắt đầu, và làn sóng thứ hai là những người rời đi vào khoảng tháng 04.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, Chủ tịch Hiệp hội các nhà phát triển phần mềm Nga cho biết, trong tháng đầu tiên sau chiến tranh, khoảng 8.000 nhân sự trong lĩnh vực phát triển phần mềm đã rời bỏ nước Nga, trong đó có nhiều công ty nước ngoài phải đóng cửa.
Tổng cộng hơn 400 kết quả đã được thu thập trong cuộc khảo sát này. Kết quả cho thấy trong một khoảng thời gian sau khi chiến tranh bắt đầu, 17,8% công ty đã chọn rời khỏi Nga, hiện đang ở nước ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một thánh địa với hơn 1/4 các nhà phát triển chọn đến đó, trong khi Armenia, Georgia, Kazakhstan và Serbia đứng ở vị trí thứ hai. Có thông tin cho rằng, dữ liệu này cũng được các công ty game lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp của nhân viên.
Trong số những người rời đi, 58,2% nhân viên phải tự trả chi phí và 34,3% họ được nhà phát triển game đài thọ, chẳng hạn như nhà sản xuất trò chơi di động Playrix. Họ được hỗ trợ 4 ngày lương dù không làm việc.
Việc mất đi nhân tài trong ngành công nghiệp game của Nga chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến ngành công nghiệp Internet của xứ bạch dương. Tín hiệu đáng mừng là hơn 75% nhân viên dự định quay trở lại trong vòng vài năm khi tình hình ổn định. Hiệp hội các nhà phát triển phần mềm Nga cũng bày tỏ sự tin tưởng vào xu hướng này.
Trước tình trạng chảy máu chất xám nghiêm trọng, chính phủ Nga cũng đã đưa ra các chính sách hỗ trợ tương ứng để giữ chân nhân sự trong lĩnh vực kinh doanh Internet, chẳng hạn như tăng lương và điều kiện sống cho nhân viên, hoãn nghĩa vụ quân sự, đơn giản hóa thủ tục tuyển dụng cho nhân viên nước ngoài và thực hiện các chính sách đối với toàn bộ ngành công nghệ thông tin. Ngành công nghiệp này miễn thuế lên đến 3 năm và hơn thế nữa.
Apple, Google và các nền tảng trò chơi khác đã tạm ngừng hàng loạt mảng kinh doanh như thanh toán cho người dùng. Điều này đã dẫn đến nhân sự ở vị trí này giảm do nghỉ việc.