Cuối thời Đông Hán, loạn lạc hoành hành, vũ đài lịch sử Trung Quốc lại một lần nữa đao binh sóng gió. Các bậc anh tài như nấm mọc sau mưa, nơi nơi quật khởi, vở kịch diễn nghĩa tranh hùng được thi triển nghìn thu. Nổi bật trong số những anh hùng loạn lạc là Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, thế vạc ba chân, ba nhà đua tranh mong giành thiên hạ.
Tuy nhiên vạn sự trên đời đều không thể nằm ngoài định số, cả ba nhà Ngụy, Ngô, Thục đều không ai chiếm được thiên hạ cho mình. Mà sau cùng, người ung dung lấy nhẫn chờ thời lại có được giang sơn đại nghiệp.
Có câu nói: "Lập nghiệp học Lưu Bị, quản nghiệp học Tào Tháo, giữ nghiệp học Tôn Quyền". Tuy nhiên, trên vũ đài lịch sử lại có một người hội đủ cả ba yếu tố trên, đó chính là Tư Mã Ý. Sau mấy chục năm sóng gió tranh giành, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền đều không thể thống nhất được thiên hạ, để cuối cùng, cả giang sơn rơi vào tay gia tộc Tư Mã. Sau này, Tư Mã Viêm lập lên nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Đương nhiên, việc Tư Mã Viêm có thể lập lên nhà Tấn, tất cả đều nhờ vào công lao to lớn của Tư Mã Ý, cũng có thể nói Tư Mã Ý chính là người lập lên nền tảng của nhà Tấn.
Tư Mã Viêm có thể lập lên nhà Tấn, tất cả đều nhờ vào công lao to lớn của Tư Mã Ý, cũng có thể nói Tư Mã Ý chính là người lập lên nền tảng của nhà Tấn
Trong Tam Quốc, Tư Mã Ý là nhân vật mang lại rất nhiều cung bậc cảm xúc người xem, một nhân vật thể hiện đầy đủ bản chất của một bậc kỳ tài, chí tại thiên hạ. Mới đầu Tư Mã Ý được miêu tả như một kẻ không thích làm quan, sống đời bình dị. Sau nhiều lần tìm cớ từ chối, mãi đến năm ba mươi tuổi (năm 209), khi Tào Tháo trở thành thừa tướng, Tư Mã Ý mới chính thức bước vào quan trường.
Thế nhưng, khi đã bước chân lên vũ đài chính trị, Tư Mã Ý lại thể hiện rõ là một người có đức tính nhẫn nại hơn người, một tư duy chính trị sắc bén hơn hẳn so với hầu hết các đối thủ lớn thời bấy giờ. Và để rồi từ một "Văn Học Duyện" nhỏ bé dưới trướng Tào Tháo, từ một quan Chủ Bộ vốn bị Tào Tháo nghi ngờ, Tư Mã Ý trở thành "Lục Thượng Thư Sự" dưới trướng Tào Phi, được Phi ví như "Tiêu Hà" của mình, trở thành Phiêu Kỵ Đại Tướng Quân nắm Dự Châu và Kinh Châu dưới thời Tào Duệ. Và từ một kẻ bị tước bỏ quyền lực thời Tào Phương, Ý một lần nữa giành lại thực quyền, giết chết Tào Sảng, Vương Lăng, trở thành kẻ còn lại sau cùng, đặt nền tảng cho sự thống nhất của Trung Hoa cuối thời Đông Hán.
Thứ nhất: Tư Mã Ý biết chọn đúng người hợp tác
Tư Mã Ý biết chọn đúng người khi nhìn ra được trong số con của Tào Tháo thì Tào Phi là người có khả năng kế thừa sự nghiệp của Tào Tháo cao nhất, nên tạo mối quan hệ tốt với Tào Phi. Sau khi Tào Phi trở thành thái tử, Tư Mã Ý nghiễm nhiên trở thành thầy của Tào Phi, thành người Tào Phi hết mực tin dùng.
Thứ hai: Tư Mã Ý là bậc cao thủ ẩn thân
Mặc dù Tào Tháo sớm đã phát hiện Tư Mã Ý là người có tướng "Lang cố, chí tại thiên hạ", nhất quyết không phải là người an phận thủ thường, chịu cảnh làm tôi tớ nên Tào Tháo đã nhiều lần có ý muốn giết Tư Mã Ý để trừ hậu họa về sau. Tuy nhiên Tư Mã Ý lại là bậc kỳ tài với thuật ẩn thân, biết địch biết ta, đoán được dụng ý của Tào Tháo nên Tư Mã Ý xin rút về phía sau chuyên tâm nghiên cứu học vấn, trông coi phần mộ cho Tào Xung. Khi bên cạnh Tào Tháo, trong số các bậc anh tài của Tào Tháo, Tư Mã Ý luôn thể hiện là một người bình thường, mãi đến năm 209, sau khi Tào Tháo bại trận Bích Xích trở về, Tư Mã ý mới bắt đầu dần xuất đầu lộ diện, ra tay tương trợ Tào Tháo.
Thứ ba: Lấy nhẫn chờ thời
Ngay từ đầu, Tào Tháo đã sớm nhận ra Tư Mã Ý là mầm mống đe dọa không hề nhỏ cho cơ đồ của mình. Tuy nhiên, Tư Mã Ý vẫn tài tình nhẫn nhịn mà đóng vai trung thần của mình qua 4 đời quân vương nhà Ngụy. Khi về già, Tư Mã Ý còn được Ngụy đế Tào Duệ trước lúc lâm chung ủy thác, gửi gắm trách nhiệm quan trọng, làm phụ chính đại thần cho hoàng đế mới. Tư Mã Ý âm thầm nhẫn nhịn trong suốt 50 năm chỉ để chứng minh bản thân mình là một "trung thần" trong mắt các hoàng đế nhà Ngụy để cuối cùng tới khi hơn 70 tuổi, Tư Mã Ý mới đột ngột làm binh biến, nắm lấy toàn bộ quyền lực của nhà Ngụy. Đây gọi là "Nhất kiếm định giang sơn" mà không phải ai cũng có thể thi triển.
Tư Mã Ý âm thầm nhẫn nhịn trong suốt 50 năm chỉ để chứng minh bản thân mình là một "trung thần" trong mắt các hoàng đế nhà Ngụy
Tư Mã Ý chính là nhân vật dung hòa, hội tụ đầy đủ tài năng thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng, hùng tài đại lược của Tào Tháo, sự đa tài đa nghệ của Chu Du, và dáng vẻ ôn hoà, ôn nhu đức độ của Lỗ Túc. Tư Mã Ý chính là bậc thầy sử dụng "thuật ẩn nhẫn" để giấu mình chờ thời, không để lộ tài năng, sơ hở cho đối thủ. Đây chính là một trong những nhân vật thành công nhất thời Tam Quốc.
Tạo hình tưởng vô lý nhưng lại rất có lý của Tư Mã Ý trong game online
Ngẫm lại thì trong phần lớn các tựa game Tam Quốc chiến thuật bây giờ, cứ là Tư Mã Ý thì kiểu gì cũng được diện lên bộ đồ "tím mộng mơ" rất kém nam tính, nhất là khi đặt cạnh những nhân vật tạo hình uy dũng khác. Liệu bạn có tự hỏi vì sao một Tư Mã Ý "nuốt" cả thiên hạ, vượt qua Tào Tháo, Lưu Bị hay Tôn Quyền mà cứ mỗi lần xuất hiện trong game lại bị dìm hàng khủng khiếp?
Tuy nhiên bằng những phân tích ở trên, có thể thấy Tư Mã Ý không hề đáng bị "phân biệt" như vậy mà chắc chắn sẽ còn lời lý giải khác. Lấy ví vụ như trong tựa game Thiên Thiên Tam Quốc mới ra mắt, chính NSX đã trực tiếp giải thích rằng vốn dĩ Tư Mã Ý luôn diện những bộ đồ tông màu tím bởi lẽ đó là màu của những vương giả hay dùng. Có lẽ, chính vì nuôi mộng đế vương từ lâu mà Tư Mã Ý đã luôn sử dụng các trang phục tử sắc (màu tím) như vậy.
Một bức fan art về Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng cũng cho thấy tông màu khá "chói mắt"
Trong Thiên Thiên Tam Quốc, Tư Mã Ý được trao cho bộ kỹ năng khá "lươn lẹo", vừa né phần lớn sát thương + phản kích, liên tục tăng thủ bản thâm và đưa kẻ địch vào trạng thái Trầm Mặc. Nếu được đặt đúng trong đội hình, đây sẽ là một Tanker siêu cứng và đa dụng khi có thể vô hiệu hóa được chủ lực của đối phương. Âu đây cũng là một bộ kỹ năng khá sát với thực tế đấy chứ?
Vẫn giữ tạo hình "tím lịm", Tư Mã Ý trong Thiên Thiên Tam Quốc sở
Mặt khác, Duyên Phận trong Thiên Thiên Tam Quốc cũng phần nào giải thích được nét "không nam tính lắm" của Tư Mã Ý. Ấy là một lần trạm chán, Khổng Minh đã sử dụng một chiêu khá cao thâm, dùng khăn, yếm và đồ trắng của đàn bà với nội dung thư cực "cà khịa" thâm sâu. Chiêu này quả thực rất siêu, dù không khích tướng được Tư Mã Ý nhưng lại làm chúng tướng bên dưới phẫn nộ. Họ cho rằng nếu không đáp trả thì chẳng còn mặt mũi làm nam tử hán. Thế là, mặc cho sự động nộ, Tư Mã Ý càng có ý trì hoãn thì quân lính bên dưới lại càng giận dữ, cho rằng tướng quân đang dẫn dắt đúng là… "đàn bà" thật.
Sức mạnh bộc phá của Tư Mã Ý trong Thiên Thiên Tam Quốc
Dù sao, bỏ qua vẻ ngoài gây tranh cãi thì Tư Mã Ý trong thế giới game vẫn được ưu ái ở nền tảng sức mạnh. Cũng trong Thiên Thiên Tam Quốc, Tư Mã Ý đang là vị tướng người người săn đón, là "hot pick" cực bá ở mọi loại đội hình và dần trở thành đích đến của đông đảo người chơi. Theo đánh giá, khả năng khó chịu từ Tư Mã Ý gây ra còn có vẻ "nhỉnh" hơn so với Gia Cát Lượng, Lưu Bị hay Lữ Bố, tạo thành nhiều meta đội hình mới rất khó đoán.