Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng được xem là quân sư xuất chúng bậc nhất đã gây dựng nên đại nghiệp của Lưu Bị. Vì lúc đó, Lưu Bị gần như “tay trắng”, thậm chí không hề có một chỗ đứng giữa các tập đoàn quân phiệt lúc bấy giờ và bản thân Hoàng Thúc phải dựa vào gần như mọi đối sách của Gia Cát Lượng đề xây dựng được vị thế của mình.
Nhưng khi bàn tới vị tướng nào được xem là mạnh mẽ bậc nhất thời đại này thì không thể không nhắc tới Lữ Bố, vị tướng được nhiều người nói là bất khả chiến bại với câu nói “Nhân trung Lữ Bố - Mã trung Xích Thố”, người mà có thể một mình đối chọi với “tam anh”. Thế nhưng, bản thân Lữ Bố lại không hề tạo dựng được cơ đồ bởi bản tính lật lọng của mình.
Sau khi Lữ Bố chết, có một vị tướng không thua trong cuộc đời, vị tướng này có thể đủ sức chống lại Lữ Bố. Vị tướng này là Triệu Vân. Triệu Vân đã trải qua vô số trận chiến trong đời, trong đó nguy hiểm nhất là trận Trường Bản. Vào thời điểm đó, trận chiến Trường Bản được xem là vô cùng nguy hiểm. Ngay cả người vợ con của Lưu Bị cũng bị bỏ lại vì loạn lạc.
Nhưng lúc này, chính Triệu Vân là người đã tả xung hữu đột để cứu được “ấu chúa”, đối mặt với hàng ngàn lính của quân đội Tào Tháo. Triệu Vân kiên quyết một mình xông vào quân Tào, xông tới xông lại bảy lần. Lúc này, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đứng trên núi nhìn thấy Triệu Vân dũng cảm chiến đấu và phải thốt lên một câu mà theo trang Sohu có ý như sau “Ta vốn cho rằng Lữ Bố đã phi thường lợi hại. Không ngờ rằng sau khi hắn chết còn có thể xuất hiện một vị tướng lợi hại như thế này”.
Từ những lời của Tào Tháo, chúng ta có thể biết rằng theo quan điểm của Tào Tháo, sức mạnh của Triệu Vân đã cao hơn Lữ Bố. Trên thực tế, không chỉ Tào Tháo khen ngợi Triệu Vân, mà ngay cả Lưu Bị sau đó cũng khen ngợi Triệu Vân: Tử Long thực sự dung cảm. Bởi vậy có thể thấy thực lực của Triệu Vân không hề thua kém Lữ Bố, ngược lại thực lực của Triệu Vân còn mạnh hơn rất nhiều so với Lữ Bố. Vì vậy từ câu nói này của Tào Tháo, chúng ta có thể biết rằng nếu Triệu Vân và Lữ Bố giao tranh, phần thắng hoàn toàn có thể nghiêng về phía Triệu Tử Long.
Bài viết dựa trên quan điểm của Sohu.