Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường game lớn nhất của Trung Quốc

Các nhà sản xuất trò chơi Trung Quốc đang tăng tốc để thâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng cũng đề phòng mối đe dọa bảo mật.

TIN LIÊN QUAN

Báo cáo cho thấy các cuộc tấn công DDoS ở nước ngoài tiếp tục gia tăng, với mức tăng gần 70% trong nửa đầu năm nay. Xét về mặt địa lý, Đông Nam Á có mật độ dân cư đông đúc và số lượng lớn cư dân mạng, đã trở thành điểm nóng về các cuộc tấn công DDoS trong hai năm qua, chiếm 39%. Các cuộc tấn công DDoS ở Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 21%, vượt qua Bắc Mỹ và châu Âu và nhảy lên vị trí thứ 2. Bắc Mỹ và châu Âu lần lượt chiếm 16% và 12%.

Các khu vực nêu trên chỉ là lựa chọn phổ biến của các nhà sản xuất trong nước khi ra nước ngoài. Theo Báo cáo nghiên cứu Everbright năm 2021 cho hay trong doanh thu ở nước ngoài của các trò chơi do Trung Quốc tự phát triển, doanh thu từ thị trường Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ lần lượt chiếm 32,60%, 18,50% và 7,20%. Đây cũng là 3 thị trường lớn nhất xứ tỉ dân.

Game Trung Quốc hướng ra thị trường nước ngoài.

Game Trung Quốc hướng ra thị trường nước ngoài.

Đồng thời, các thị trường mới nổi như Đông Nam Á và Mỹ Latinh ngày càng được các nhà sản xuất săn đón. Theo dữ liệu tình báo của cửa hàng SensorTower, có tổng cộng 48 game di động Trung Quốc lọt vào danh sách Top 100 game bán chạy nhất Đông Nam Á năm ngoái, với tổng doanh thu khoảng 980 triệu đô la Mỹ.

Trong suốt 1,5 năm vừa qua, số lượng người dùng nạp tiền vào trò chơi di động Trung Quốc trên toàn thế giới đã tăng lên. Mức tăng này đạt 13,28% vào tháng 05 năm 2022, tăng 58,3% so với tháng 01 năm 2021. Nhóm nghiên cứu cho thấy, chính vì các hoạt động tiếp thị tốt đã mang lại kết quả đáng kể, mặt khác, nó cũng làm nổi bật tiềm năng tiếp tục tăng trưởng của người dùng trả phí.

Quan trọng hơn, sự chú ý người dùng tại Trung Quốc chuyển sang chất lượng phục vụ cộng đồng chơi game của NPH. Tính đến quý 2 năm 2022, lượng người chơi download game (NOI) của Trung Quốc tại nước ngoài tăng 34% so với cùng kỳ.

Trên thực tế, so với các nhà sản xuất game nổi tiếng, nhiều nhà làm game quy mô vừa và nhỏ chủ động hoặc bị động ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội mới, có chiến lược phòng thủ trước. Hãng sản xuất game cũng thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời của hacker bởi có thể tạo lỗ hổng và lợi dụng điều đó.

Các hãng game xứ Trung tích cực, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh trước có thể phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về bảo vệ quyền sau khi bị tấn công. Trong quá trình phá án các vụ tấn công DDoS và thu thập, các hãng luôn củng cố bằng chứng để truy vết hacker game. Đặc biệt, ở các khu vực nước ngoài, cơ sở hạ tầng thông tin, luật pháp, quy định, chính sách của địa phương vẫn còn nhiều khác biệt và các nhà sản xuất thường bị “bôi xấu”, điều này vô hình trung làm tăng thêm khó khăn trong việc xử lý những trường hợp như vậy.