Nhà Hán kéo dài từ 206 TCN (cuối đời Tần) đến 220 (giai đoạn đầu thời Tam Quốc), là triều đại quan trọng và phát triển rực rỡ nhất Trung Quốc. Chẳng thế mà biết bao nhiêu triều đại, chế độ trôi qua mà đến hiện giờ đa số người Trung Quốc đều nhận mình là người Hán, chữ viết lưu truyền đời đời cũng gọi là chữ Hán. Một số thông tin thêm cho các bạn là "Giấy" - một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc bên cạnh la bàn, thuốc súng và nghề in - được phát minh trong triều đại này, Con Đường Tơ Lụa nổi tiếng thế giới cũng được khởi đầu do các vị vua nhà Hán.
Nhà Hán là thời kì hoàng kim của lịch sử Trung Quốc được khắc họa trong nhiều hiện vật như tranh vẽ, gốm sứ, tượng…
Tất cả thành tựu to lớn đó đều nhờ nền móng vững chắc mà Hán Sơ Tam Kiệt: Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín mang lại, như lời bình của chính Hán Cao Tổ Lưu Bang: "Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng (tức Trương Lương); trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín".
Hán Cao Tổ Lưu Bang là nhân vật nổi bật trong lịch sử Trung Quốc nhờ khả năng dùng người
Trương Lương: Là mưu sĩ quan trọng của Lưu Bang, được đánh giá tài trí còn trên cả Gia Cát Lượng, Chu Du (Trương Lương được mệnh danh Mưu Thánh xếp thứ 3 trong 10 vị đại quân sư tài trí nhất lịch sử Trung Quốc, chỉ sau Tôn Vũ, Tôn Tẫn). Chính ông là túi khôn quan trọng mang lại chiến thắng sau cùng cho Lưu Bang trước đại kình địch Hạng Vũ. Là một người tài trí biết tiến thoái nên ông không nhận nhiều công lao về mình sau khi nhà Hán thành lập nên tránh được họa diệt thân và sống an bình đến già, hậu nhận vẫn được bổng lộc.
Trương Lương có thể coi là danh sĩ có công lớn nhất trong hành trình lập nên nhà Hán
Tiêu Hà: Quản gia siêu cấp của Lưu Bang. Cái công của Tiêu Hà là đề ra rất nhiều chính sách ổn định quốc gia, quản lý quốc khố, kho lương cực kì hiệu quả, tạo sự yên tâm cho binh sĩ chiến đấu ngoài tiền truyến. Nhưng vì Tiêu Hà quá liêm khiết, chí công vô tư nên danh vọng cực cao trong lòng dân chúng, cơ hồ còn cao hơn Lưu Bang nên bị Hán Cao Tổ ghen ghét, thường xuyên cho binh sĩ "bảo vệ" đề phòng Tiêu Hà làm phản.
Tiêu Hà bị Lưu Bang kiểm soát chính vì sự liêm khiết được lòng dân
Hàn Tín: Là một trí tướng thứ thiệt ngoài sa trường, là thiên tài quân sự kiệt xuất hiếm có mà trong lịch sử Trung Quốc hiếm ai sánh bằng. Cái tài của Hàn Tín là khả năng ứng biến nhanh nhạy với mọi tình huống trên sa trường, điều binh khiển tướng không theo lối mòn binh pháp, mục đích cuối cùng chỉ cốt làm sao đánh bại địch. Cả đời hành quân của Hàn Tín chưa từng thất bại, bách chiến bách thắng, chính ông cũng là người tham gia trận đại chiến Cai Hạ ép cho Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ phải tự sát ở Ô Giang.
Hàn Tín chính là người góp phần đánh bại Hạng Vũ đem lại giang sơn cho Lưu Bang
Thế nhưng chính sự thần dũng và bách thắng đó của Hàn Tín đã hại ông, "công cao lấn chủ" là đại kỵ trong thời bình, nhất là với nhà Hán non trẻ mới lập quốc. Cuối cùng Hàn Tín bị Lã Hậu lợi dụng Tiêu Hà triệu tập vào cung và vu cho cái tội mưu phản, xử chém tại chỗ, kết thúc một đời anh hùng trong đắng cay.
Cái chết của Hàn Tín thực sự quá đáng tiếc và trở thành một trong những vết nhơ lớn nhất của Hán Cao Tổ Lưu Bang
Hán Sơ Tam Kiệt đã xuất hiện đầy đủ trong Long Đồ Bá Nghiệp, tựa game chiến thuật phổ biến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Mỗi vị tướng lại có những ưu, nhược điểm khác nhau đem lại những lợi thế chiến thuật khác biệt để người chơi khám phá. Game thủ quan tâm có thể tải về trò chơi tại đây: