Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn?

Tham vọng trường sinh bất tử và sai lầm khiến cuộc đời Ngộ Không trở thành bi kịch.

Cùng phò tá Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh Kinh, cùng nhau vượt qua 81 kiếp nạn, nhiều khi cùng đặt mình vào ranh giới cận kề cái chết, ấy thế nhưng cuối cùng chỉ có Tôn Ngộ Không là đắc đạo thành Phật, còn Sa Tăng và Bát Giới chỉ dừng lại ở chức La Hán và Sứ Giả. Đương nhiên ấy cũng đã chính là dụng ý lớn lao nhất của tác giả Ngô Thừa Ân: Căn cơ cao đến đâu thì yêu cầu đối với tu luyện cũng cao đến đó, và chỉ có Tôn Ngộ Không mới có thể thực sự trở về với chân ngã - bản nguyên cao quý của chính mình.

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 1.

Làm "vua" giữa một bầy khỉ hoang tuy chẳng là gì so với những chức danh vang xa trời đất sau này của Tôn Ngộ Không, tuy nhiên ngẫm mới thấy, đó chắc chắn là khoảng thời gian vui vẻ nhất của Hầu tử. Con khỉ đá vô lo vô nghĩ ấy đã luôn được sống thật với chính bản ngã của mình, vui thì cười, giận thì tả xung hữu đột và đặc biệt, nhất nhất luôn nghĩ đến quyền lợi của đám khỉ con trước tiên. Hầu tử khi ấy, đã sống những tháng ngày rực rỡ hạnh phúc.

Tham vọng trường sinh bất tử đưa Tôn Ngộ Không đến với ngã rẽ lớn nhất đời mình

Cũng chính xuất phát từ tình yêu của một "vị vua" dành cho "thần dân" của mình khi nhìn những con khỉ già phải tuân theo quy luật sinh tử mà chết đi, Tôn Ngộ Không đã dứt áo ra đi để quyết tìm ra cho bằng được bí quyết "trường sinh bất lão". Có thể coi khi ấy Tôn Ngộ Không vẫn chỉ là một con ngựa non háu đá, xuất phát điểm là tốt nhưng vẫn bảy phần ngông cuồng, hành động theo cảm tính.

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 2.

Năm ấy, Hầu tử ra đi chỉ là vì muốn mang lại sự sống vĩnh hằng cho Hoa Quả Sơn

Rong ruổi hết ngày này qua ngày khác, nơi này đến nơi khác đến mức muốn bỏ cuộc trở lại Hoa Quả Sơn, số phận đã giúp Tôn Ngộ Không vô tình đến được Phương Thốn Sơn và có cuộc kỳ ngộ với Bồ Đề Tổ Sư vào phút chót. Trời không phụ người có tâm, cuối cùng Tôn Ngộ Không cũng bắt đầu con đường tu đạo, đạt được ý nguyện của mình, học được 72 phép thần thông và bắt đầu có căn cơ trường sinh bất tử.

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 3.

Nói đến đây lại phải khen cái tài của Ngô Thừa Ân. Vốn Ngộ Không dứt áo ra đi để tìm được bí quyết trường sinh bất lão truyền lại cho "con cháu" của mình, nhưng Hầu tử phải chấp nhận rằng, chỉ bằng 72 phép thần thông học được, hắn không thể làm cho người khác bất tử theo. Vậy là vốn ra đi vì lợi ích tập thể nhưng cuối cùng lại chỉ thu về lợi ích cá nhân ư? Ấy chính là lý do vì sao mà chi tiết Ngộ Không đại náo Địa Ngục, quấy phá Diêm Vương và gạch tên loài khỉ tại Hoa Quả Sơn ra khỏi sổ tử, gián tiếp khiếp chúng trở nên bất tử lại quan trọng đến thế. Lúc này, mọi thứ đều đã trọn vẹn, tâm ý được thi hành, giữ được lời hứa khi xưa và cả quãng đường phía trước của Ngộ Không không còn bất cứ tơ vương hay nợ nần gì nữa. Nó, hoàn toàn là một trang mới.

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 4.

Không nợ nần, không vương vấn, Ngộ Không phò tá Đường Tăng chính là một chương hoàn toàn mới trong cuộc đời của Hầu tử

Đây cũng chính là vấn đề tranh luận đang được cộng đồng Ngộ Không Truyền Kỳ tranh cãi rất nhiều mấy ngày gần đây: Việc học được 72 phép thần thông thực sự là điềm lành hay điềm xấu, phải chăng nếu không có cuộc kỳ ngộ đó thì những hậu quả về sau không xảy ra và Ngộ Không cũng không đánh mất đi cuộc sống vô lo vô nghĩ của một Hầu tử?

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 5.

Hầu tử đã từng có một thời gian vô lo vô nghĩ, nhất nhất sống những tháng ngày rực rỡ hạnh phúc

Ai cũng biết được những gì xảy ra sau đó với Ngộ Không: rời bỏ Hoa Quả Sơn, để lại đàn khỉ con, đại náo thiên cung, bị giam cầm, bị ghét bỏ, bị khinh thường, bị trừng phạt. Nhiều game thủ Ngộ Không Truyền Kỳ, nhất là các game thủ nữ cho rằng, cho dù đao đâm hay bị nhấn chìm vào biển lửa vẫn chưa phải thứ tàn nhẫn nhất với Hầu tử, mà chính là 500 năm dài đằng đẵng dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. 500 năm nhìn đất trời đổi thay, ngày tựa đêm, đêm tựa ngày với biết bao suy nghĩ dày vò, nỗi cô đơn, nỗi lo, nỗi sợ, nỗi nhớ Hoa Quả Sơn gặm nhấm bên trong chính là hình phạt đau đớn nhất trên thế gian này.

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 6.

Có thể nói đây chính là một trong số những cảnh quay lấy đi nhiều nước mắt nhất trong Tây Du Ký 1986

Vinh quang sau này của Tôn Ngộ Không là một quá trình cảm hóa bền bỉ và nhiều bi kịch. Tại sao lại gọi nó là bi kịch? Tại sao việc trở thành Phật, đường đường chính chính đứng trên vạn người lại vẫn khiến nhiều người hâm mộ cảm thấy canh cánh trong lòng nhiều đến thế? Minh An - một cô nàng game thủ Ngộ Không Truyền Kỳ thuộc thế hệ 9x chia sẻ:

"Bản thâm 20 năm trước xem Tây Du Ký, chưa hiểu gì nhiều nhưng vẫn không ít lần khóc nhè vì thương Tôn Ngộ Không, từ phân đoạn cô đơn ở Hoa Quả Sơn cho đến những khi bị Đường Tăng quở trách thậm chí là đuổi đi. Những lúc ấy, đã có khoảnh khắc Ngộ Không vì quá giận mà trở lại với bản tính ngông cuồng của mình, thế nhưng tựu chung vẫn là một lòng nhất nhất không bao giờ thay đổi, luôn canh cánh trong lòng rằng: "Quên ơn chẳng phải là quân tử, ơn nghĩa sư phụ bao giờ mới có thể đáp đền? Gặp nơi ma thiêng nước độc, ta đi rồi, ai sẽ bảo vệ sư phụ, ai sẽ diệt quái trừ yêu?".

"Trước sau Tôn Ngộ Không là một người hùng. Một người hùng đơn độc trong tâm tưởng mà Ngô Thừa Ân tạo ra để thay mình bay bổng. Nhưng chính vì được tạo ra từ tâm tưởng của một con người tài năng và hiểu quá rõ cuộc sống nên Ngô Thừa Ân phải cho Tôn Ngộ Không thất bại, đó là bi kịch thứ hai".

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 7.

Phái nữ của Ngộ Không Truyền Kỳ tỏ ra khá đa sầu đa cảm khi nhìn cuộc đời của Tôn Ngộ Không từ một hướng khác

Chưa hết, năm trăm năm tù giam hành hạ thể xác và làm đau đớn linh hồn bao nhiêu thì bằng mười bốn năm đi thỉnh kinh lại đầy gai góc, trắc trở bấy nhiêu. Bi kịch ở chỗ Tôn Ngộ Không phải đem tài năng và ý chí phục vụ Đường Tăng - một người (bị người đời cho rằng) thiếu đi tất cả những yếu tố cần có để có thể làm bạn đồng hành với một người hùng thực sự như Tôn Ngộ Không mà nằm ở chỗ: Người hùng không có bạn, không có người hiểu mình dù cùng mình trải trăm ngàn kiếp nạn hay vinh hiển tột cùng. Người hùng vì một lời hứa, vì danh dự của người hùng, và vì ràng buộc với điều kiện không bị giam cầm đổi lấy tự do đã phải mang vòng kim cô rồi khuất thân để phục vụ. Tôn Ngộ Không trong suốt quá trình thỉnh kinh là hành trình đơn độc chống lại yêu ma mà không có được một người bạn trung thành, chỉ có đối tác mà không hề có bạn chứ đừng nói tri kỷ. Nếu được lựa chọn, có ai dám chắc Tôn Ngộ Không sẽ muốn phải trải qua con đường thỉnh kinh trong cô đơn tuyệt đối hơn là việc bị giam cầm dưới chân Ngũ Hành Sơn?

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 8.

Ngộ Không, có vẻ như chưa từng được tự do quyết định cuộc đời của mình

Rõ ràng Tôn Ngộ Không đã đạt được đến cảnh giới cao nhất của kẻ tầm Đạo: Chịu nỗi hàm oan nhưng không uất hận, mà chỉ lo nghĩ cho thầy, cũng không oán trách, không tủi phận mình, mà chỉ e "giữa đường dang dở, công quả chẳng thành". Càng nể, lại càng thương.

Một đời Tôn Ngộ Không huy hoàng nhưng thật ra chỉ là một chuỗi sai lầm và bi kịch: Hầu tử, đâu mới là cuộc đời mà ngươi muốn? - Ảnh 9.

Đây không phải là cảm giác của riêng cộng đồng Ngộ Không Truyền Kỳ bởi lẽ về sau, đã có không ít bộ phim khai thác góc nhìn đầy thương cảm này của cuộc đời Tôn Ngộ Không, thậm chí là cả những mẩu chuyện nhỏ về khoảnh khắc gặp gỡ với cô nhóc hồ ly đáng yêu ngày thơ bé. Rõ ràng, ẩn sau ánh hào quang của Tôn Ngộ Không vẫn là những góc tối mà càng nhìn từ nhiều hướng lại càng thấm thía được nhiều nhiều. Và càng rõ ràng hơn là người đời có lòng cảm phục, thì cũng có quyền cảm thương.

Tham gia thảo luận thêm những chủ đề nóng hổi về Tây Du Ký cũng như viết nên câu chuyện về hành trình thỉnh kinh hoàn toàn mới trong Ngộ Không Truyền Kỳ TẠI ĐÂY.